xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến đổi khí hậu thách thức ngành nông nghiệp

Bài và ảnh: LONG GIANG

Xuất khẩu nông sản thô không chỉ thu về giá trị thấp mà còn kìm hãm nông dân phát triển

Mới đây, tiểu ban thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc EuroCham cùng với mạng lưới thương mại châu Âu - Việt Nam tổ chức hội nghị về lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá tình hình hiện tại cũng như thách thức sắp tới.

Trong năm qua, đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 19,3%. Điều đó cho thấy nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực này chưa thật sự vững mạnh, phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai, cùng với sự gia tăng nhu cầu trong nước và sự cần thiết đối với việc bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tại hội nghị khoa học kinh doanh nông nghiệp vừa tổ chức tại TP HCM, các chuyên gia nhận định Việt Nam ngày càng ít đầu tư vào nông nghiệp. Không lý do gì xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp lại không có thương hiệu.

Theo ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, hơn 70% dân vẫn sống ở nông thôn. Dù đóng góp GDP giảm từ 40% còn gần 20% nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Xu hướng tiêu dùng thay đổi rõ rệt. Chăn nuôi heo, gà tăng 2-3 lần. Việt Nam trở thành quốc gia đóng góp thực phẩm thế giới nhưng giá trị chưa nhiều. Hơn 10% cà phê thô, hơn 20% cao su chế biến tại địa phương, nên giá trị mạng không cao.

 

Xuất khẩu nông sản chủ yếu là hàng thô
Xuất khẩu nông sản chủ yếu là hàng thô

 

Còn theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, sản xuất cà phê của Việt Nam lớn, có vai trò quan trọng, là ngành kinh tế chiến lược, góp 10% GDP của nông nghiệp, trung bình góp 2%-3% GDP. Cà phê có vai trò quan trọng khi chiếm 40% cà phê robusta thế giới. Năng suất cà phê Việt Nam cao nhất thế giới, 2,3 tấn/ha, trong khi thế giới chỉ đạt 2 tấn/ha trở lại.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Brazil bị hạn hán, sâu bệnh, giảm 30% sản lượng. Việt Nam cũng giảm 15%. Cũng theo ông Tự, diện tích cà phê già cỗi tại Việt Nam hiện chiếm 30%, nếu không sớm khắc phục thì 10 năm nữa sẽ tăng hơn 50%. Tuy nhiên, việc tái canh cũng không đơn giản, để thay đổi cà phê già cỗi cần đến 50 triệu đồng/ha. Nông dân sẽ ngại tái canh do chi phí lớn, vì vậy phải cần đến hỗ trợ của nhà nước.

Phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải hướng đến xuất khẩu, với thế mạnh hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, tiêu, điều, gạo, thủy sản... Nhưng chi phí lao động ngày càng cao, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh, giá trị không cao. Do đó cần phải tập trung gia tăng giá trị hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu thô như lâu nay.

Hạn chế của ngành nông nghiệp trong đó có ngành chăn nuôi bò là quỹ đất hạn hẹp, đất trồng cỏ ít. Quy mô nuôi nhỏ, chi phí cao nên khó phát triển. Hạ tầng cơ sở vùng nuôi bò sữa thiếu; đầu vào, đầu ra còn khó khăn. Để phát triển cần có quy hoạch vùng chăn nuôi. Nên hỗ trợ quy mô trang trại gia đình theo mô hình lợi nhuận cộng đồng, nông dân là người thụ hưởng chính mới bền vững.

Việt Nam có nhiều sản phẩm khác từ rau củ, trái cây nên cần xây dựng thương hiệu; an toàn thực phẩm là điều bắt buộc để hội nhập.  Giúp nông dân xuất khẩu hạn chế khó khăn do dư chất, côn trùng. Nếu không quản lý tốt sẽ làm người tiêu dùng châu Âu nghĩ hàng Việt Nam không bảo đảm.

Trong tiêu dùng sản phẩm động vật, thịt chế biến, sữa, cơ cấu sữa, thịt chế biến ngày càng tăng. Sản phẩm thịt tươi sống luôn ổn định và chiếm tỉ lệ cao từ 57%-58% lương thực thực phẩm. Sản phẩm sữa, thị trường nội địa, 50% là tiêu thụ sữa bột, sữa tươi 23%, sản phẩm từ bơ, sữa là 13%.

Dự báo đến năm 2015 cung cầu sản phẩm thịt, sữa sẽ tăng rất nhanh. Thâm hụt cán cân thương mại có xu hướng tăng hơn, nhất là bò, gia cầm; xu hướng đi xuống, nhập khẩu tăng lên. Hơn 10 năm nay, tiêu dùng thịt tăng nhanh.

Ngành chăn nuôi đặt ra 2 vấn đề thâm hụt cán cân thương mại. Khi phát triển, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp nhưng nhập khẩu lớn thức ăn chăn nuôi. Vấn đề này đặt ra tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất đáp ứng thị trường chăn nuôi trong nước. Tổ chức lại sản xuất, hộ quy mô nhỏ, hộ gia đình.

 

Chuỗi cung ứng thịt hiện nay còn quá nhiều khâu trung gian ảnh hưởng đến lợi ích người chăn nuôi và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sau giết mổ. Vấn đề bảo quản sau thu hoạch cũng cần nhanh chóng giải quyết, do tỉ lệ thoát chiếm rất cao (20% thuỷ sản, 30% rau quả). Để bảo quản giảm tổn thất phải làm từ khi trái, củ còn trên cây.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo