xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi gia súc bằng thuốc tăng trọng: Hiện tượng đáng lo ngại

NGUYỄN HẢI

Tình trạng người chăn nuôi gia súc, gia cầm sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trọng nhằm rút ngắn thời gian chăn nuôi đang ngày càng phổ biến. Các nhà chuyên môn cảnh báo: Ăn loại thịt này lâu ngày, dư lượng các chất trên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc tăng trọng cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm này được đặt nhiều loại tên nhưng luôn “né” cho được cụm từ: “thuốc kích thích tăng trọng”. Theo nhiều người chăn nuôi, nếu nuôi bình thường bằng cách cho ăn gạo, cám phải mất cả năm trời heo mới đạt được trọng lượng trên 1 tạ. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cũng phải mất 4 - 5 tháng heo mới đạt trọng lượng 70 - 80 kg. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trọng liều cao, thời gian chăn nuôi sẽ rút ngắn được gần 50%.

Các điểm bán TĂGS đều có thuốc tăng trọng

Ông Trần Hữu Tiến, cũng như nhiều hộ khác quê ở một số tỉnh phía Bắc, thuê đất ở quận 2 - TPHCM, nuôi hàng trăm con heo theo kiểu luân phiên (mỗi tuần đều xuất chuồng), cho biết thức ăn gia súc hiện nay có hàng chục hiệu, giá cả chênh lệch không nhiều, không cần phải sử dụng thêm các loại thuốc tăng trọng, heo cũng tăng cân khá nhanh. Còn muốn hiệu quả “tức thì”, có thể “chêm” thuốc tăng trọng, giá khoảng 40.000 đồng - 50.000 đồng/bịch, nuôi khoảng 3 tháng là heo có thể đạt trọng lượng 70 kg - 80 kg/con.

Khảo sát tại các điểm kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thuốc thú y ở các quận, huyện ngoại thành cho thấy phần lớn các điểm này đều bán nhiều loại thuốc có công dụng tăng trọng do một số đơn vị trong nước sản xuất hoặc dạng gia công đóng gói thuốc nhập từ Trung Quốc.

Muốn mua thuốc "xịn" phải có người giới thiệu

Qua chỉ dẫn của người chăn nuôi, chúng tôi tìm đến một số điểm bán thức ăn gia súc và thuốc thú y ở Thủ Đức hỏi mua thuốc tăng trọng cho heo. Hầu hết người bán có vẻ cảnh giác vì gặp khách lạ nên đặt nhiều câu hỏi có tính thăm dò xem có phải là dân chăn nuôi thật hay không: Nuôi ở đâu, số lượng; lấy giống ở đâu, sử dụng loại thức ăn nào... và ai giới thiệu đến đây?... Người bán cũng chỉ giới thiệu một số loại thuốc do các đơn vị trong nước sản xuất. Chúng tôi “chê” là không hiệu quả, người bán phán ngay: Muốn mua hàng “chiến” thì dẫn người giới thiệu đến đây!

Vịt cũng bị cho ăn thuốc tăng trọng

Chi cục Thú y TPHCM cũng đang rất bức xúc về tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trọng tràn lan trong chăn nuôi hiện nay. Một cán bộ của chi cục cho biết: Chi cục đang tiến hành “giám sát” một số trại chăn nuôi heo nghi ngờ có sử dụng hoạt chất tăng trọng. Cơ quan thú y cũng đã thu thập được một số mẫu ở dạng “sá”, nhưng chưa thể kiểm nghiệm được vì chưa có thiết bị.

Mới đây, cơ quan thú y phát hiện nhiều đàn vịt được nuôi ở một số địa phương như Long An, Tiền Giang lớn rất nhanh đồng thời có hiện tượng “vịt bị quẹo mỏ”, rất nhát trước ánh sáng. Cơ quan chức năng nghi ngờ có sử dụng thuốc kích thích tăng trọng không được phép sử dụng là hoạt chất olanguindox nên đã tiến hành thí nghiệm bằng cách cho vịt bình thường sử dụng loại hoạt chất này, sau vài ba tuần các hiện tượng trên đều xuất hiện trên số vịt này.

Không ai quản lý?

Khi chúng tôi đặt câu hỏi: Việc kinh doanh các sản phẩm kích thích tăng trọng gia súc, gia cầm thuộc cơ quan nào quản lý? Ông Phạm Minh Trị, Giám đốc Trung tâm Quản lý & Kiểm định giống cây trồng - vật nuôi TPHCM, nói ngay: Trung tâm chỉ kiểm định về con giống, không quản lý về thuốc hay thương phẩm. Hỏi tiếp cơ quan thú y thì bác sĩ Phạm Chung, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho rằng do Cục Nông Nghiệp quản lý. Nghị định 15 của Chính phủ đã giao cho Cục Khuyến nông (nay gọi là Cục Nông nghiệp) quản lý...

Văn phòng Cục Nông nghiệp thường trú tại TPHCM lại cho biết: Trên bao bì ghi là thuốc, điều trị này nọ là do thú y quản lý. Còn loại nào dùng để trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm thì mới do Cục Nông nghiệp quản lý. Tuy nhiên, về thức ăn gia súc cũng lại được phân cấp tiếp. Chẳng hạn, Cục Nông nghiệp chỉ quản lý những doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì do Sở NN&PTNT địa phương quản v.v... Cục Nông nghiệp có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi, trong đó có quy định 18 loại kháng sinh, hóa chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trong sản xuất và chăn nuôi nhưng trên thực tế việc quản lý vấn đề này vô cùng phức tạp. Do cạnh tranh, một số đơn vị sản xuất thức ăn gia súc cũng như các trại chăn nuôi có trộn thuốc tăng trọng vào thức ăn gia súc cũng rất khó kiểm tra vì thiếu thiết bị.

Không thể xử phạt

Riêng về địa bàn TPHCM, ông Huỳnh Hữu Lợi, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, thừa nhận: Hiện nay lượng heo tiêu thụ tại TPHCM là rất lớn, trong đó có đến 85% từ các tỉnh khác đưa về nên rất khó quản lý. Việc quản lý, kiểm soát trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, đối với mặt hàng thuốc thú y khi kiểm tra trên thị trường ngành thú y phải kết hợp với chính quyền địa phương, quản lý thị trường và phải thông báo trước đến điểm kiểm tra. Do được báo trước cho nên cơ quan chức năng không thể nào phát hiện được gì. Chi cục chuyển sang lấy mẫu thuốc trên thị trường để xét nghiệm thì cho kết quả có đến 90% số mẫu không đạt chất lượng. Việc lấy mẫu xét nghiệm chỉ để khuyến cáo là chính chứ không thể xử lý gì được vì không thuộc trách nhiệm của chi cục. Chưa kể hầu hết các sản phẩm này đều ghi trên bao bì là “thức ăn bổ sung premit” chung chung có thể hiểu sao cũng được cho nên ngành thú y không thể xử phạt.

Chi cục Thú y TPHCM đang chuẩn bị đấu thầu nhập thiết bị kiểm tra kháng sinh, hoạt chất kích thích tăng trọng trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng để kiểm soát thực phẩm trên thị trường. Trong quý III này thiết bị sẽ được nhập về. Tuy nhiên, đây là phần ngọn, vấn đề quan trọng là ở khâu quản lý chăn nuôi.

------------------------

Gây nhiều bệnh nguy hiểm

iheo các nhà chuyên môn, có nhiều nhóm sản phẩm gây tăng trọng. Chẳng hạn, nhóm đề-xa làm tăng trọng do tích nước. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây hại cho xương, cơ thể mất khả năng đề kháng. Nhóm B hỗn hợp (5 màu) trên bao bì ghi liều lượng phù hợp với quy định nhưng thực tế người chăn nuôi thường sử dụng liều lượng cao hơn gấp nhiều lần làm cho gia súc ăn rồi ngủ lì bì. Loại olangquindox thường được sử dụng cho gia cầm giúp gia cầm lớn nhanh nhưng thường làm cho gia cầm bị quẹo mỏ, gây hại cho người sử dụng thịt về da, nặng có thể dẫn đến ung thư da...

Gần đây xuất hiện thêm một số nhóm được giới sản xuất, chăn nuôi sử dụng nhiều là nhóm thuốc có hoạt chất beta-agonist, giúp cho heo có nhiều thịt, hạn chế mỡ. Loại hoạt chất này đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Trưởng trạm chẩn đoán xét nghiệm & điều trị Chi cục Thú y TPHCM, loại thuốc này có công dụng “triển dưỡng cơ”, phát triển triệt để phẩm giống làm cho cơ phát triển nhanh, thuốc còn giúp cho gia súc có da dẻ hồng hào khá hấp dẫn. Nếu ăn phải loại thịt này về lâu dài tích tụ trong cơ thể sẽ gây rối loạn các quá trình sinh hóa. Bác sĩ Lý Minh Tâm, Chi cục Thú y TPHCM, còn cảnh báo thêm: Người ăn nhiều heo thịt được nuôi bằng thuốc này sẽ có triệu chứng tim đập nhanh, tác động lên cơ vòng bàng quang gây giãn nở liên tục dẫn đến tình trạng hay tiểu tiện. Một số dẫn xuất từ hoóc-môn làm cho gia súc ăn vào giống như bị thiến, dẫn đến kích thích ăn nhiều, tăng trọng nhanh. Nếu chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể, người cũng có thể bị chuyển đổi giới tính.

Bác sĩ Nguyễn Thu Ngọc Diệp, quyền Trưởng Khoa Dinh dưỡng An toàn vệ sinh thực phẩm Viện Vệ sinh Y tế công cộng, cảnh báo nếu ăn phải thịt heo có sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng, tác hại phổ biến nhất là bị mất sức đề kháng, xương bị xốp rất nguy hiểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo