xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sừng tê giác không chữa được bệnh ung thư

Nguyễn Hải

Thị trường sừng tê giác có đến 90%-95% là hàng giả

Tình trạng tàn sát tê giác đang ngày càng nghiêm trọng và kêu gọi sự ủng hộ của giới truyền thông cho chiến dịch quốc tế “Chấm dứt sử dụng sừng tê”, đó là thông tin tại hội thảo” Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và cải thiện hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế về vấn nạn sử dụng sừng tê giác”, được tổ chức mới đây tại TP HCM.

Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ hoang dã), African Wildlife Foundation (Quỹ Hoang dã Phi Châu) và Trung tâm CHANGE. Chiến lược của chương trình này là tăng cường nhận thức về vấn đề sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã của người dân thông qua truyền thông.

 

Tê giác bị cưa sừng tại Nam Phi (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)

Tê giác bị cưa sừng tại Nam Phi (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)

 

Hiện nay, nạn săn bắn trái phép tê giác đã tăng kỷ lục với 1.004 cá thể bị giết để lấy sừng được ghi nhận tại Nam Phi trong năm 2013. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho thấy đến hết ngày 26-8-2014 đã có ít nhất 668 cá thể tê giác bị giết hại, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007. Việc săn bắn tê giác bất hợp pháp tại Nam Phi đã có sự nhúng tay của các băng nhóm tội phạm. Theo thống kê mỗi ngày có 3 con tê giác bị giết chết. Do giá sừng tê giác cao ngất ngưởng, khoảng 65.000 USD/kg sừng tê giác (khoảng 1,3 tỉ đồng). Đây là nguyên nhân làm cho nhiều băng nhóm tội phạm liều mạng phạm pháp để săn bắn. Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam được coi là 2 thị trường tiêu thụ sừng tê lớn nhất trên thế giới.

Do săn bắn quá lớn nên nguồn tê giác còn sống sót trên thế giới rất ít, trong khi nhu cầu lại lớn. Do đó sừng tê giác tiêu thụ trên thị trường có đến 90%-95% là sừng giả, trong đó chủ yếu là giả từ sừng trâu.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE, chia sẻ: “Một thử thách đối với chúng tôi là người tiêu dùng Việt Nam thường hay tin vào những lời đồn thổi, những thông tin ngoài lề, hơn là vào chứng cứ khoa học. Bộ Y tế đã khẳng định: Sừng tê không phải là một thần dược có thể chữa các bệnh nan y,  đừng mất rất nhiều tiền vào một thứ vô bổ”.

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết tác dụng thật sự của sừng tê giác trong việc chữa ung thư cũng như niềm tin mù quáng của người Việt trong việc sử dụng nó như một thần dược. “Kinh nghiệm trong nhiều năm điều trị ung thư, tôi chưa thấy một trường hợp bệnh nhân nào khi phát hiện bị ung thư sử dụng sừng tê mà khỏi bệnh” - GS-BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định. Vị GS-BS này cũng cho biết sừng tê giác có cấu tạo tương tự móng tay, tóc nên không có khả năng chữa bệnh ung thư.  

 

Trong sáu tháng qua, chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” đã phối hợp với các đối tác truyền thông để sản xuất và phát sóng 9 thông điệp truyền hình trên hơn 20 kênh truyền hình, hơn 3.000 ấn phẩm quảng cáo in được xuất bản bởi gần 10 đầu báo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo