Kết bạn, xem số mạng...
Cứ mở tivi ra là thấy nhan nhản trên các kênh truyền hình đăng tải dịch vụ nhắn tin gửi đến các tổng đài 998, 8227, 8777, 8377 như: Xem biển số xe biết vận mệnh; cái tên làm nên tính cách, bạn đang cô đơn, muốn có bạn?; cặp đôi hoàn hảo...
Phần lớn những tin nhắn này đều có nội dung gây tò mò nên dù có mức phí rất cao, từ 3.000 đồng – 15.000 đồng/tin nhưng vẫn móc túi được nhiều khách hàng, đặc biệt là lứa tuổi teen.
Không chỉ riêng chị Nga mà nhiều phụ huynh khác cũng dở khóc dở cười khi mỗi tháng nhận được hóa đơn điện thoại lên đến cả triệu đồng mà nguyên nhân là do con mình làm theo hướng dẫn của các kênh truyền hình là nhắn tin để nhận được tư vấn.
Anh Hoàng Phúc Khánh (ngụ tại quận 4) kể rằng anh cũng nhắn thử để kiểm tra xem nội dung như thế nào mới thấy nhiều chuyện bi hài. Anh Khánh nhắn nội dung “Xem biển số xe biết vận mệnh” và sau khi nhập số xe của anh là “243...”, lập tức có tin trả lời: “Biển số này tượng trưng cho tình yêu, đời sống tình cảm mỹ mãn và thuận lợi trong quan hệ xã giao”.
“Nội dung như vậy là sai bét. Vợ bỏ đi khi con mới 9 tháng, hơn 8 năm nay tôi trong cảnh gà trống nuôi con mà đời sống tình cảm mỹ mãn cái nỗi gì! Đã vậy, lần nào trong đợt bình bầu cuối năm, đồng nghiệp của tôi cũng góp ý “còn hạn chế trong giao tiếp” – anh Khánh nói.
Trường hợp của chị Bùi Hồng Hạnh (công nhân Khu Chế xuất Tân Thuận, quận 7) còn bi hài hơn. Đăng ký dịch vụ nhắn tin tìm bạn khác giới với mức phí 15.000 đồng/tin, chị Hạnh được tổng đài giới thiệu 3 bạn nam. Lần lượt liên lạc 3 số điện thoại di động, chị vẫn không thể kết bạn được vì lần nào 3 người bạn đó cũng từ chối với lý do bận công việc. Từ tháng 10 đến nay, chị đã phải trả cước cho 24 tin nhắn nhưng hiện giờ chị vẫn trong tình trạng “phòng không”.
Dạy cả “chuyện ấy”!?
Do thấy tổng đài tư vấn cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe, công việc, cuộc sống... nên nhiều người tin tưởng tham gia. Tuy nhiên, khi nhận được tin nhắn mới thấy hầu hết đều là những kiểu tư vấn tào lao.
Anh Võ Đăng Trình (nhân viên một doanh nghiệp nước ngoài tại TPHCM) cho biết: Sau khi nhắn tin “7 mẹo để có mức lương cao”, tôi nhận được một tin nhắn trả lời với nội dung “không giống ai”, chưa kể là nếu áp dụng theo thì không những không được tăng lương mà còn có nguy cơ mất việc.
Chẳng hạn như “muốn mức lương tăng 15% thì phải nói thách lên tới 18% để sếp trả giá thông qua việc thỏa hiệp”, hay “phải chú ý đến ăn mặc” có thể hiểu là dù làm việc tốt nhưng ăn mặc không đẹp thì đừng mong tăng lương, hay “hãy chứng tỏ tham vọng” thì mới được tăng lương... “Đúng là bó tay!” – anh Trình nói.
Hay như tin nhắn “10 lời khuyên thành đạt”, trong đó có phần tư vấn: Muốn thành đạt phải “thường xuyên trao đổi với sếp”?! Tin nhắn “Làm thế nào để tiền bạc làm nên sự sang trọng” lại được tư vấn kiểu trời ơi như muốn sang trọng thì “phải có tiền”, “không mua thiếu” và “đừng đếm tiền thường xuyên chỗ đông người”. Ở phần tư vấn liên quan đến sức khỏe còn có những câu tư vấn phản khoa học như “uống bia giúp ngăn ngừa ung thư” hay “uống bia giúp ngăn ngừa loãng xương”...
Chị Hoàng Ánh Ngân (ngụ ở quận 8) cho rằng dịch vụ nhắn tin tư vấn chủ yếu là để móc túi người tiêu dùng vì có những câu tư vấn không cần thiết cũng được đưa vào để khai thác.
Cũng theo chị Nguyễn Quỳnh Nga, sau khi nhắn thử tin nhắn liên quan đến các thông điệp sức khỏe thì chị nhận được trả lời và ở phần cuối mỗi câu trả lời lại kèm theo những lời mời chào nhắn tin tham gia tư vấn với nội dung không lành mạnh (những nội dung này không rao trên các kênh truyền hình) như: “Để biết đau khi làm chuyện ấy là sao?”, “Chàng thích... tư thế nào nhất?” với những câu tư vấn rất thô thiển: “Do... chưa rách, do bị cưỡng bức thô bạo, do chưa được kích thích...” hay “53% đàn ông thích tư thế người phụ nữ làm chủ”... Tầm bậy và nguy hiểm vô cùng!
Bình luận (0)