Và cũng chỉ có từng ấy người là có sở hữu máy tính mà thôi. Mặc dù so với 12,1 triệu người ở nông thôn sử dụng mạng tại thời điểm tháng 12/2010 thì đến tháng 12/2011 dự kiến số người sử dụng mạng ở nông thôn sẽ tăng gấp đôi - 24 triệu người nhưng số người sử dụng mạng thường xuyên là rất ít.
Dù cho trong những năm gần đây mạng điện thoại di động của Ấn Độ đang rất phát triển với sự ra mắt của dịch vụ 3G nhưng so với thế giới thì quốc gia này vẫn đang rất tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì những vấn đề này mà Ấn Độ nằm trong nhóm "Cực kỳ nguy hiểm" trong danh sách các nước "Có khả năng sử dụng và truy cập công nghệ thông tin liên lạc" của công ty phân tích rủi ro Maplecroft. Ấn Độ là nước duy nhất trong các nước BRICS nằm trong nhóm này.
Một trong các lý do khiến Ấn Độ thiếu vắng Internet như hiện nay là do quốc gia này không có được mạng lưới rộng rãi và đường dây điện ổn định. Không chỉ ở nông thôn mà ngay cả sinh viên đại học tại 1 số thành phố lớn của Ấn Độ cũng không có được kết nối mạng ổn định tại ký túc xá.
Sinh viên Srishti Sharma, 18 tuổi học tại trường ĐH cao cấp Lady Shri Ram ở thủ đô New Delhi cho biết: "Những lúc cực kỳ cần dùng mạng thì chỗ duy nhất là thư viện dù ở đó rất đông đúc bởi chỉ có khoảng 10 máy tính ở thư viện mà thôi". Thay vào đó Sharma chọn cách đem laptop ra quán cafe Internet và trả tiền để được sử dụng Wi-Fi.
Theo nghiên cứu gần đây của nhà khổng lồ công nghệ Cisco thì mặc dù số người sử dụng internet sẽ tăng lên gấp 4 trước năm 2015 nhưng Ấn Độ vẫn sẽ tụt hậu so với các nền kinh tế đối thủ là Nam Phi, Mexico và Trung Quốc về lượng sử dụng internet bình quân đầu người.
Cố vấn công nghệ đến từ San Francisco Ulrik McKnight đang làm việc cho một công ty ở Ấn Độ cho rằng chính phủ Ấn Độ sẽ phải chú trọng giải quyết vấn đề internet hơn. "Hãy thử tưởng tượng Internet sẽ có ích thế nào với nền giáo dục. Rõ ràng việc gửi tài liệu lên mạng và lắp kết nối mạng cho sinh viên tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc xây dựng các trường đại học ở khắp nơi".
Chính phủ Quốc hội nghiên về phía tả của Ấn Độ chủ yếu nhận được sự ủng hộ từ tầng lớp dân nghèo và chính phủ Ấn Độ quan tâm về làm sao có được phiếu bầu của dân và tập trung vào phát triển các chương trình phúc lợi cho nông thôn hơn là phát triển công nghệ. Tuy nhiên thái độ này sẽ cần phải thay đổi. Mục tiêu của Ấn Độ là tăng số kết nối băng thông rộng từ 12 triệu lên đến 75 triệu vào năm 2012 và 160 triệu vào năm 2014.
Kế hoạch thiết lập 20 triệu kết nối băng thông rộng vào năm 2010 của chính phủ Ấn Độ đã không đạt được khi mà chính phủ giới hạn tốc độ ở mức 256 KB/s thay vì chuẩn 4 MB/s như ở Mĩ.
Bình luận (0)