xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt lo mất điện thoại

CHÁNH TRUNG

Việc triển khai khóa điện thoại bằng số IMEI được kỳ vọng sẽ làm giảm nạn cướp giật, mất cắp điện thoại

Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP HCM cho biết vừa làm việc với Công an TP và các nhà mạng di động về dự thảo khóa những dịch vụ mạng trên điện thoại di động (ĐTDĐ) bị đánh cắp thông qua số IMEI (mã số định danh cấp riêng cho từng ĐTDĐ). Đây là một trong những giải pháp gián tiếp nhằm làm giảm tình trạng cướp giật, mất cắp ĐTDĐ hiện nay. Theo các chuyên gia, dù việc này có khả năng thực hiện nhưng cần phải có hành lang pháp lý, giải pháp kỹ thuật cụ thể.

Vô hiệu hóa điện thoại

Theo Sở TT-TT TP HCM, khi mất ĐTDĐ, người dùng nên báo ngay cho cơ quan công an và cung cấp số IMEI máy bị mất. Trong trường hợp không nhớ số IMEI của ĐTDĐ thì cung cấp các số điện thoại được gọi gần nhất để cơ quan công an tìm kiếm số IMEI. Người dùng phải cam kết là chủ sở hữu duy nhất của thiết bị di động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.

Khóa IMEI giúp người dùng bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu chẳng may bị mất điện thoại Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Khóa IMEI giúp người dùng bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu chẳng may bị mất điện thoại Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Sau khi xác thực IMEI của ĐTDĐ bị mất, cơ quan công an sẽ tập hợp danh sách và yêu cầu nhà mạng chặn dịch vụ nghe, gọi, 3G từ thiết bị này. Nếu tìm được ĐTDĐ, người dùng phải thông báo cho nhà mạng để số IMEI sẽ được xóa khỏi danh sách “đen” mới có thể sử dụng lại.

Ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT-TT TP HCM, cho biết: “Đây là giải pháp khả thi và các nhà mạng cũng đồng tình hỗ trợ triển khai. Giải pháp này đã được thực hiện tương đối hiệu quả ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Úc... Theo số liệu ghi nhận tại các quốc gia đã triển khai giải pháp khóa IMEI, bình quân số vụ cướp giật, mất cắp điện thoại có thể giảm tới 50%”.

Đại diện hãng bảo mật Kaspersky Lab Việt Nam cho biết: “Thống kê mới nhất của hãng cho thấy tỉ lệ trung bình người dùng bị mất ĐTDĐ khoảng 14%. Trong số những người bị mất ĐTDĐ, khoảng 77% phải chịu thiệt hại sau đó, 25% bị mất hình ảnh và video riêng tư vĩnh viễn, 24% bị mất thông tin cá nhân và thông tin nhạy cảm. Những con số này cho thấy người dùng bị mất ĐTDĐ phải gánh chịu hậu quả và cần có giải pháp để bảo vệ họ”.

Cần hành lang pháp lý

Theo đại diện VNPT VinaPhone, về mặt kỹ thuật, có thể khóa liên lạc đối với ĐTDĐ khi biết số IMEI. Tuy nhiên, số IMEI trên ĐTDĐ của khách hàng là bí mật cá nhân nên muốn sử dụng cho các mục đích khác thì cần có hành lang pháp lý và có chiến lược truyền thông rộng rãi đến người dùng. Sở TT-TT TP HCM và Công an TP cũng đã làm việc với các nhà mạng di động, hướng tới việc xây dựng quy trình, căn cứ pháp lý để ngăn chặn dịch vụ mạng đối với ĐTDĐ bị mất cắp.

Ông Lê Thành Nhân, chuyên gia tại Trung tâm An ninh mạng Athena, cho rằng khi người dùng thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin, trong gói dữ liệu sẽ gửi kèm số IMEI của ĐTDĐ đó. Số IMEI luôn gắn liền với ĐTDĐ, trừ khi bị kẻ lấy cắp dùng phần mềm chuyên dụng thay đổi hoặc thay hẳn bo mạch thiết bị. Số sim ĐTDĐ cũng được kết hợp với số IMEI nhằm định danh thuê bao đó. Vì vậy, các nhà mạng ở Việt Nam có thể dùng thiết bị chuyên dùng để rà quét số IMEI. Nếu như chiếc điện thoại được kẻ cắp thay sim để dùng (chủ sở hữu đã khai báo số IMEI) thì nhà mạng có thể phát hiện ngay vị trí nó bị mất.

Một chuyên gia về viễn thông tại TP HCM cho biết các mạng di động ở nước ngoài thường dùng thiết bị EIR (đăng ký nhận dạng thiết bị) để kiểm soát và có thể khống chế ĐTDĐ bị mất với số IMEI nằm trong một danh sách khai báo mất. Công cụ này giúp nhà cung cấp dịch vụ mạng khóa IMEI và các dịch vụ mạng của ĐTDĐ bị mất.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, giải pháp khóa IMEI về lý thuyết là khả thi nhưng khi áp dụng thực tế thì có thể phát sinh nhiều vấn đề. Chẳng hạn, không phải người dùng ĐTDĐ nào cũng nhớ số IMEI hay có thể chứng minh số này thuộc quyền sở hữu của họ.

Việc chặn IMEI cũng có thể dẫn đến nhiều chuyện bất cập. Chẳng hạn, khi mua lại máy cũ từ các cửa hàng, người mua có thể không biết đây là chiếc bị đánh cắp. Nếu nạn nhân sau đó báo mất với tổng đài, người mua sẽ bị khóa IMEI oan uổng. Do vậy, để tránh bị chặn oan, người mua ĐTDĐ cũ phải đăng ký xác nhận IMEI đó là của mình, điều này sẽ rất mất công và bất tiện.

Ngoài ra, để có thể chặn chính xác các mã IMEI, nhà mạng còn phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu IMEI rất lớn, phải có công cụ rà quét thật chính xác để bảo đảm không chặn oan người dùng. Bên cạnh đó, để dịch vụ này hoạt động hiệu quả thì các nhà mạng phải cùng phối hợp thực hiện quy trình đồng bộ để tránh tranh chấp phát sinh.

Sử dụng tính năng chống trộm

Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty Bảo mật Nam Trường Sơn, cho biết: “Trong khi chờ triển khai các giải pháp bảo vệ, người dùng nên sử dụng chức năng chống trộm được tích hợp trong các phần mềm bảo mật để giúp định vị tìm lại máy. Người dùng nên sử dụng các ứng dụng bảo mật có khả năng xóa dữ liệu từ xa sau khi mất máy để bảo vệ thông tin cá nhân. Các ứng dụng bảo mật trên thiết bị di động sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho người dùng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo