xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cập rập đổi mã vùng điện thoại

CHÁNH TRUNG - THÁI PHƯƠNG

Việc chuyển đổi mã vùng điện thoại là phù hợp thông lệ quốc tế nhưng cũng gây phiền toái cho doanh nghiệp

Từ tháng 2-2017, theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông, 59 tỉnh, thành phố sẽ lần lượt chuyển đổi mã vùng điện thoại (ĐT) cố định mới nhằm tiết kiệm, sử dụng hiệu quả kho số viễn thông. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) hiện phải gấp rút điều chỉnh nội dung thông tin có liên quan đến số ĐT bàn. Họ cho rằng chu kỳ 10 năm thay một lần là quá ngắn, gây tốn kém, ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

Tối ưu nguồn tài nguyên viễn thông

Với quy hoạch mới, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng nhằm thuận tiện cho việc tra cứu, lưu giữ số ĐT cố định. Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc chuyển đổi mã vùng này phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng nhằm điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông để khai thác tối ưu nguồn tài nguyên viễn thông.

Nhiều doanh nghiệp phải gấp rút điều chỉnh nội dung thông tin có liên quan đến số điện thoại bàn Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nhiều doanh nghiệp phải gấp rút điều chỉnh nội dung thông tin có liên quan đến số điện thoại bàn Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo VNPT VinaPhone, đơn vị này hiện có gần 4,5 triệu thuê bao ĐT bàn, chiếm khoảng 90% thị phần, có tỉnh mã vùng 3 chữ số, tỉnh khác chỉ 1 hoặc 2 chữ số nên khi gọi đường dài trong nước hoặc từ mạng di động đến số cố định dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ, việc chuyển đổi mã vùng 3 chữ số sẽ nhất quán độ dài mã vùng.

Để giảm thiểu bất tiện cho khách hàng, VNPT VinaPhone đã hoàn tất các phương án kỹ thuật như: đổi mã tỉnh đối với thuê bao cố định và thuê bao Gphone, phương án định tuyến trên các tổng đài liên tỉnh, cổng quốc tế, cổng di động và hệ thống âm thông báo cho khách hàng thực hiện không đúng phương thức quay số. VNPT VinaPhone cũng đã thử nghiệm phương án kỹ thuật trên các mạng cố định và di động, đồng thời phối hợp với DN viễn thông khác để xử lý sự cố. Việc đổi số được thực hiện vào ban đêm trong vòng 2 giờ để không ảnh hưởng đến dịch vụ của khách hàng. Nếu xảy ra sự cố, VNPT VinaPhone sẽ khôi phục dịch vụ như cũ, bảo đảm sáng hôm sau, khách hàng sử dụng bình thường.

Theo thông lệ, các nước cứ khoảng 10-15 năm lại điều chỉnh quy hoạch kho số để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển. Tại Việt Nam, việc xây dựng và ban hành quy hoạch kho số lần đầu vào năm 2006 sau khi thực hiện mở cửa, xóa độc quyền DN trong lĩnh vực viễn thông nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các DN. Mặt khác, xu hướng thông tin di động tiếp tục bùng nổ và nhu cầu kho số tiếp tục tăng, điều này đòi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch kho số. Theo báo cáo của các DN viễn thông, tổng lưu lượng của các cuộc gọi liên tỉnh, từ di động và từ quốc tế vào số cố định Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng lưu lượng viễn thông Việt Nam. Như vậy, tác động này cũng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khi người sử dụng quen với mã vùng mới thì không còn ảnh hưởng.

Không ít phiền toái

Bà Trần Thị Việt Hương, Giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel, cho biết các tờ rơi quảng cáo, ấn phẩm… của công ty thường được in từng quý nên việc chuyển đổi lần này, DN dù hơi cập rập nhưng vẫn cố gắng cập nhật thông tin mã vùng mới đến khách hàng.

Trong khi đó, nhiều DN vẫn đang loay hoay chưa biết lịch trình chuyển đổi cụ thể mã vùng để chuẩn bị cho sự thay đổi trong vài tháng tới. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, đến chiều 20-12, nhiều DN vẫn chưa cập nhật thông tin hoặc có sự chuẩn bị cho việc chuyển đổi. Một số DN cho rằng nếu có thời gian chuyển tiếp từ khi áp dụng đổi mã vùng từ 3-6 tháng sẽ tạo thuận lợi hơn cho họ và khách hàng.

Đại diện một công ty in ấn tại TP HCM cho biết những ngày qua có nghe thông tin về việc chuyển đổi mã vùng nhưng chưa thấy khách hàng thông báo hoãn lịch in ấn, đổi số ĐT trên hóa đơn, tờ rơi, ấn phẩm… Theo ông Trần Bá Dũng, Phó Giám đốc Công ty May túi xách Hami, công ty vừa đặt in vài trăm cuốn hóa đơn có số ĐT cũ để dùng trong cả năm sau, nay cũng không thể hủy được.

Ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu gỗ Kim Bôi, than thở: “Mỗi lần chuyển đổi mã vùng, thay đổi số ĐT bàn là một lần phiền hà cho DN, thậm chí nguy cơ mất khách hàng vì có nhiều đối tác nước ngoài liên hệ không được. Lần này, quy định đưa ra từ đầu tháng 2-2017 bắt đầu chuyển đổi nhằm dịp cuối năm, DN đang rất bận rộn, sợ không kịp thời gian chuyển đổi các giấy tờ, hồ sơ, tờ rơi quảng cáo… có in số ĐT bàn”. Theo đại diện một ngân hàng cổ phần tại TP HCM, với những tờ rơi quảng cáo đã in hàng loạt từ trước đó 3-6 tháng không thể bỏ, ngân hàng sẽ đóng dấu số ĐT mới lên các ấn phẩm cũ để tận dụng và sẽ chủ động thông báo cho khách hàng.

Theo các DN, cơ quan quản lý và các nhà mạng nên nghiên cứu phương án lâu dài hơn để giảm thiểu khó khăn cho DN.

Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên mã vùng

VNPT VinaPhone đã thông báo kế hoạch chuyển đổi mã vùng gồm 3 giai đoạn, thời gian quay số song song trong 30 ngày và duy trì âm báo trong 30 ngày tiếp theo. Giai đoạn 1: Từ ngày 11-2-2017, áp dụng cho 13 tỉnh, thành phố (mã vùng mới Thừa Thiên - Huế 234, Đà Nẵng 236). Giai đoạn 2: Từ ngày 15-4-2017, áp dụng cho 23 tỉnh, thành phố (Hải Phòng 225, Cần Thơ 292). Giai đoạn 3: Từ ngày 17-6-2017, áp dụng cho 23 tỉnh, thành phố còn lại (Hà Nội 243, TP HCM 283, Khánh Hòa 258).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo