Trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 50 Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU GA 50), vấn đề bản quyền truyền hình đặc biệt được các đại biểu quan tâm. Hiệp hội Truyền hình trả tiền châu Á đã ước tính từ năm 2011 đến nay, việc vi phạm bản quyền truyền hình, tải trái phép các chương trình đã làm ngành truyền hình châu Á thất thoát khoảng 2,1 tỷ USD.
Ước tính từ năm 2011 đến nay, việc vi phạm bản quyền truyền hình,
tải trái phép các chương trình đã làm ngành truyền hình châu Á thất thoát khoảng 2,1 tỷ USD. Ảnh: hải Hưng
Để đối phó với tình trạng vi phạm bản quyền chương trình truyền hình ngày càng gia tăng, ABU nói chung và Ủy ban Chương trình ABU nói riêng đã tham gia Hội nghị WIPO tại Geneva vào tháng 4/2013 và đưa ra nhiều biện pháp xử lí cứng rắn. Ủy ban Chương trình ABU cũng hợp tác tích cực với các tổ chức và hiệp hội phát thanh truyền hình trên thế giới như EBU, NABA, NAB, WBU, AUB, ACT để ngăn chặn tối đa nạn ăn cắp bản quyền.
Bên cạnh đó, những bản báo cáo của các tổ chức liên kết với ABU như Viện Phát triển Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình dương (AIBD), Học viện phát sóng Tun Abdul Razak (IPPTAR) cũng cung cấp thêm những tổng kết cụ thể về hoạt động hợp tác trong lĩnh vực sản xuất chương trình của ABU.
Cùng với những chương trình, hoạt động đã và đang làm, nhiều nội dung, dự án mới đang được Ủy ban Chương trình ABU xúc tiến nhằm góp phần tạo ra những bước phát triển mới, mang tính đột phá trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Đó là các dự án về sản xuất phim tài liệu, hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về truyền thông dành cho trẻ em diễn ra vào năm 2014, sản xuất và hợp tác các chương trình dành cho trẻ em, liên hoan âm nhạc phát thanh 2014…
Bình luận (0)