Nhóm nghiên cứu được điều hành bởi nhà thần kinh học, Tiến sĩ Arko Ghosh của Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã tiến hành theo dõi 37 người tình nguyện trong hơn 10 ngày, với 27 người sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng và 11 người sử dụng điện thoại truyền thống (có phím bấm cứng). Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng điện thoại cảm ứng sẽ làm vùng chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory) lớn hơn và hoạt động nhanh hơn, tạo ra mối liên hệ giữa tay và não lớn hơn.
Theo tiến sĩ Ghosh, nghiên cứu chứng minh rằng bộ não sẽ thay đổi phụ thuộc hoàn cảnh sử dụng, và nó có thể làm rối loạn thần kinh khiến người dùng hay bị đau đầu. Chúng ta phải đánh giá mức độ phổ biến của các thiết bị số và tác động của nó, bởi những thao tác trên màn hình cảm ứng chưa bao giờ được thực hiện trong lịch sử tiến hóa của loài người.
Trên tạp chí Current Biology, các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi não bộ sẽ tỉ lệ thuận với thao tác ngón tay trên màn hình cảm ứng. Việc sử dụng các phím cảm ứng đòi hỏi một tập hợp các động tác phức tạp hơn nhiều so với sử dụng bàm phím cứng, khiến ngón tay hoạt động nhiều hơn, điều đó làm tăng tốc độ liên kết và thời gian đáp ứng của não.
Tiến sĩ Ghosh cho biết thêm rằng, ông không quá ngạc nhiên với những kết quả thay đổi của não bộ con người khi sử dụng smartphone. Việc sử dụng smartphone căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bất kỳ sự thay đổi nào của vỏ não cũng sẽ khiến tạo ra những cơn đau, co thắt và rối loạn thần kinh vận động, từ đó có thể tạo ra những cơn đau mãn tính.
Bình luận (0)