Con số này được ghi nhận đông nhất tại Ấn Độ với 1,1 tỉ người; Trung Quốc 755 triệu người và Indonesia 213 triệu người. Số người được hưởng thụ lợi ích từ internet dung lượng cao còn quá ít, chỉ có 1,1 tỉ người, chiếm 15% dân số toàn cầu.
Nêu số liệu trong báo cáo Digital Dividends, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách kinh tế Kaushik Basu khuyến cáo: “Chúng ta phải tránh gạt ra ngoài lề một tầng lớp xã hội mới”. WB khẳng định cần thu hẹp khoảng cách nói trên nếu muốn cho mọi người đều hưởng lợi ích từ cách mạng công nghệ. Ở các nước đang phát triển, nhân lực công nghệ thông tin chỉ chiếm 1% trong khi tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là từ 3%-5%.
WB cũng ghi nhận lợi ích từ sự phát triển gần như rộng khắp của điện thoại di động giúp nông dân ở Pakistan, tiểu thương ở Honduras cải thiện thu nhập. Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng đối với một bộ phận dân cư nghèo khó, có điện thoại di động còn dễ dàng hơn được sử dụng nhà vệ sinh và nước sạch. Tuy nhiên, trong khi người Anh mất trung bình 0,47% thu nhập hằng tháng cho phí liên lạc thì người dân Cộng hòa Dân chủ Congo phải mất đến 50%.
Số người tiếp cận với internet đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, từ 1 tỉ người năm 2005 đến 3,2 tỉ người vào cuối năm 2015. Dù vậy, báo cáo nhắc nhở rằng cuộc cách mạng số đã không cải thiện đáng kể cuộc sống của đa số người dân trên thế giới và còn nhiều việc cần phải làm để thu hẹp khoảng cách trong lợi ích giữa các nước đang phát triển và nước giàu. WB khẳng định những tác dụng của công nghệ lên năng suất toàn cầu và cải thiện cơ hội cho người nghèo vẫn chưa đáp ứng được mong đợi.
Bình luận (0)