xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kết quả bình chọn BKAV, Kaspersky đứng số 1 có mâu thuẫn?

Theo Thế Phương (ICTnews)

Các giải thưởng, khảo sát về sản phẩm Antivirus được ưa chuộng hay để lại những dư âm và sự nghi nghờ chủ yếu tập trung vào BKAV và Kaspersky.

Kaspersky và BKAV chia nhau giải thưởng

Ngày 23/11, trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin 2011, phần mềm diệt virus BKAV Pro 2011 đã được Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) trao danh hiệu “Sản phẩm An toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất” (hạng mục Antivirus-Malware) với tỷ lệ bình chọn là 41%. Đứng thứ 2 và thứ 3 gồm Kaspersky Targeted Security, Symantec Protection Suit Enterprise Edition với lần lượt 33% và 12% phiếu bầu. Theo đó, phần mềm diệt virus Bkav Pro tiếp tục vượt qua các sản phẩm của nước ngoài, giữ vị trí quán quân năm thứ 3 liên tiếp.

Giải thưởng “Sản phẩm An toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất” do VNISA chủ trì phối hợp với Tạp chí PC World thực hiện. Cuộc bình chọn được tiến hành trên quy mô cả nước do bạn đọc của Tạp chí PC World bình chọn online thông qua website của PC World hoặc gửi qua đường bưu điện. Người dùng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã và đang sử dụng các sản phẩm, công cụ về an toàn thông tin. Danh sách người dùng này do ban tổ chức bình chọn tổng hợp từ sự giới thiệu của Ban chấp hành, các thành viên VNISA và của chính các công ty có sản phẩm, công cụ đăng ký tham dự bình chọn.
img
BKAV luôn là đối thủ nặng ký của Kaspersky và sản phẩm diệt virus - Anh: Thái Anh

Trước đó, ngày 12/7, giải thưởng "Bình chọn sản phẩm CNTT-TT 2011" (hạng mục Anti virus) cũng do Tạp Chí PC World bình chọn thông qua sự tham gia của 150.000 bạn đọc lại thuộc về phần mềm Kaspersky với 34% bình chọn, tiếp theo là Avira 23% và BKAV 15%. Giống như BKAV ở giải thưởng "Sản phẩm ATTT được người dùng ưa chuộng nhất" do VNISA và PC World tổ chức, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Kaspersky vinh dự nhận được giải thưởng phần mềm diệt virus ưa chuộng nhất trong năm (2009-2010-2011).

Còn đối tượng doanh nghiệp, theo kết quả khảo sát hiện trạng an toàn thông tin 2011 của VNISA, khi được hỏi "Tổ chức của quý vị đang sử dụng phần mềm diệt virus của hãng nào?", 48% doanh nghiệp cho biết đang sử dụng phần mềm diệt virus Kaspersky. Đứng ở các vị trí tiếp theo là BKAV (23%), AVG (20%). Symantec (18%)... Khảo sát hiện trạng an toàn thông tin 2011 được VNISA và VNCERT thực hiện trong vòng 4 tháng với khoảng 511 đại diện của các tổ chức bao gồm Sở TT&TT của các tỉnh thành trực thuộc trung ương, các trung tâm thông tin của các Bộ, ngành và hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI thực hiện vào tháng 6/2010 lại chỉ ra rằng, có tới 73,95% các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm diệt virus BKAV. Kaspersky của Nga đứng vị trí thứ hai với 13,36% và Norton Antivirus của Mỹ xếp thứ ba với 8,95% thị phần.

Có sự mâu thuẫn giữa các kết quả?

Đại diện VNISA cho rằng, không hề có sự mâu thuẫn giữa những kết quả bình chọn của PC World dù có chung một phần đối tượng là bạn đọc của tạp chí này bình chọn thông qua kênh online. Bởi vì, giải thưởng vào tháng 7 là "Bình chọn sản phẩm CNTT-TT 2011", trong đó có hạng mục phần mềm antivirus, còn giải thưởng vào tháng 11 mà VNISA công bố có phạm vi hẹp hơn chỉ là "Sản phẩm an toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất". Ngoài ra, do thời gian khác nhau nên có thể dẫn đến sự khác biệt về kết quả, nhất là khi được bình chọn bởi người dùng.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của BKAV, sự khác nhau giữa kết quả 2 cuộc bình chọn của PC World là do khác nhau về kênh quảng bá. Cụ thể, cuộc bình chọn của PC World hồi tháng 7/2011 được đưa lên các diễn đàn và phần lớn thành viên đều là những người có kiến thức về IT. Còn đối tượng VNISA khảo sát lại là người dùng cá nhân, doanh nghiệp không chuyên về IT. "Những người sử dụng BKAV đa số đều là những người sử dụng bình thường", ông Sơn cho biết thêm.

Còn về kết quả của VCCI và VNISA, sở dĩ có sự khác nhau là do đối tượng của VNISA chỉ gói gọn trong khối nhà nước gồm Sở TT&TT của các tỉnh thành trực thuộc trung ương, các trung tâm thông tin của các Bộ, ngành nên khi mua phần mềm diệt virus theo các gói dự án (có khi gói dự án bao gồm cả phần cứng và phần mềm) nên Kaspersky chiếm ưu thế nhưng đối tượng VCCI khảo sát lại thuộc khối doanh nghiệp, thuộc đủ mọi lĩnh vực. "Đối tượng doanh nghiệp sử dụng BKAV rất nhiều nên kết quả VCCI đưa ra là hoàn toàn chính xác", ông Sơn khẳng định.

Sự khác nhau giữa kết quả 2 cuộc bình chọn của PC World là do khác nhau về kênh quảng bá. Cụ thể, cuộc bình chọn của PC World hồi tháng 7/2011 được đưa lên các diễn đàn và phần lớn thành viên đều là những người có kiến thức về IT. Còn đối tượng VNISA khảo sát lại là người dùng cá nhân, doanh nghiệp không chuyên về IT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo