Dự báo từ DisplaySearch cho biết, doanh số laptop cảm ứng sẽ chạm ngưỡng 20 triệu máy, chiếm 11% vào năm 2013, dự đoán con số này sẽ cao hơn nhiều vào năm 2017, khoảng 60 triệu máy, chiếm 40%.
Rào cản về giá thành cũng như việc thiếu đi các ứng dụng hỗ trợ màn hình cảm ứng chính là yếu tố quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường laptop cảm ứng. Nhưng xu hướng này đã và đang được cải thiện trong năm nay. Và trong một số trường hợp, giá đã giảm, đặc biệt là laptop với màn hình kích thước 11,6-inch nhỏ hơn đã lôi cuốn một số lượng lớn người dùng đến với sản phẩm.
Nhưng Shim cũng bác bỏ ý tưởng cho rằng Windows 8 của Microsoft là lý do khiến người dùng lựa chọn laptop cảm ứng, bởi lẽ theo ông sự ảnh hưởng của nền tảng này là không cao, bởi thực tế hầu hết người dùng hệ điều hành này vẫn dựa vào chuột và bàn phím.
Thay vào đó, ông tin rằng quyết định của người tiêu dùng dựa trên yếu tố hình thức thiết kế, tính độc đáo và phong cách. Hầu hết các laptop cảm ứng hấp dẫn không phải vì có thiết kế vỏ sò truyền thống mà nhiều sản phẩm được dựa trên thiết kế lai, chuyển đổi hoặc trượt, nơi bàn phím có thể tách ra, xoay hoặc lật một góc rộng.
Hya nói cách khác, khách hàng mua laptop cảm ứng không phải vì Windows 8.
Khi ra mắt Windows 8 vào tháng 10-2012, Microsoft đã chờ đợi sự nhân rộng của laptop cảm ứng trên thị trường. Hệ điều hành dựa vào cảm ứng của Microsoft đã bị nhiều chỉ trích, mặc dù một phần của chúng được cải thiện từ phiên bản Windows 8.1.
Sự đa dạng về thiết kế, trên thực tế có thể là do ảnh hưởng của Microsoft, đã đẩy các đối tác phần cứng của hãng này bước vào cuộc chơi của họ khi tung ra dòng tablet Surface có bàn phím đi kèm.
Bình luận (0)