Được biết gần đây Microsoft đã công bố 4 phiên bản của Windows 8, bao gồm Windows 8, Windows 8 Pro, Windows 8 Enterprise và Windows RT, trong đó Windows RT tiếu nhiều tính năng có trong ấn bản Enterprise hướng đến người dùng doanh nghiệp.
Windows RT là tên Microsoft đã đưa ra một hệ thống hệ điều hành Windows 8 dành cho vi xử lí ARM, có khả năng tối ưu hóa việc sử dụng điện năng trên máy tính bảng và được dự kiến xuất xưởng váo cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Các thiết bị chạy Windows RT sẽ không hỗ trợ ứng dụng dành cho hệ thống x86/64 và có thể chấp nhận các ứng dụng được thiết kế theo phong cách Metro dành cho Windows 8 cung cấp trực tiếp từ Microsoft.
Điểm mạnh mẽ nhất của Windows RT chính là khả năng giám sát an ninh của các thiết bị và cho phép tải các ứng dụng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của mình. Khách hàng sẽ làm việc với một nền tảng quản lý chưa xác định dựa trên đám mây sẽ được công bố sau này bởi nhóm phát triển System Center tại Microsoft.
Người dùng cần tải về và cài đặt ứng dụng được thiết kế theo phong cách Metro của Windows 8 tương thích cả x86/x64 lẫn ARM. Với các thiết bị Windows RT, người dùng chỉ có thể tải về ứng dụng được cung cấp trên Windows Store hoặc thông qua tính năng Windows Update. Tuy nhiên, Microsoft thừa nhận rằng các doanh nghiệp sẽ tạo ra ứng dụng phong cách Metro của riêng mình dành cho Windows 8 mà họ muốn triển khai cho các thiết bị Windows RT của các nhân viên để họ sử dụng phục vụ cho công việc.
Khách hàng có thể kết nối với cơ sở hạ tầng quản lý doanh nghiệp và một cổng thông tin tự phục vụ, hiển thị các ứng dụng có sẵn cho mỗi người dùng để tải về. Điều này cung cấp một cơ chế tải về nội dung độc quyền mà không cần cài đặt chúng thông qua Windows Store. Một khi thoát khỏi cổng thông tin tự phục vụ, các thiết bị sẽ không làm việc với các ứng dụng độc quyền nữa.
Trước khi người dùng kết nối thiết bị Windows RT của mình với dịch vụ quản lý, họ cần phải thiết lập mục đăng nhập, thay đổi để cho phép thực hiện kết nối và xác định có bao nhiêu thiết bị mà mình sẽ kết nối thông qua hệ thống chứng thực SSL. Quá trình này liên quan đến việc đăng ký các thiết bị với mạng.
Mỗi người dùng có thẩm quyền để sử dụng dịch vụ quản lý và phải được quy định trong mục Active Directory, cho phép một người nào đó có thể kết nối với các thiết bị. Sau khi kết nối, khách hàng có thể nhận được các báo cáo bảo trì hàng ngày về phần cứng, áp dụng các thay đổi về chính sách của thiết bị, báo cáo việc tuân thủ các chính sách và cập nhật các ứng dụng độc quyền cần thiết. Khách hàng cũng có thể thông báo cho các nền tảng quản lý bất cứ khi nào người dùng bắt đầu cài đặt ứng dụng từ cổng thông tin tự phục vụ.
Quản trị viên có thể thiết lập các thông số bảo mật cho các thiết bị, quy định cách thức đăng nhập, khóa tài khoản sau một thời gian không hoạt động, yêu cầu mật khẩu có độ dài quy định và độ phức tạp, áp đặt ngày kích hoạt cũng như hết hạn vào mật khẩu, duy trì lịch sử mật khẩu,… Bên cạnh đó họ cũng có thể thiết lập kết nối VPN tự động để quản lý cơ sở hạ tầng để người dùng không phải làm điều này bằng tay. Khách hàng cũng sẽ nhận được các báo cáo tình trạng mã hóa ổ đĩa, tự động cập nhật, chống virus và chống phần mềm gián điệp.
Việc tuân thủ các thông tin này sẽ giúp các quản trị viên CNTT hiệu quả hơn trong việc kiểm soát quá trình truy cập vào tài nguyên của công ty nếu một thiết bị được xác định là có nguy cơ bảo mật. Nhờ vậy mà tính toàn vẹn các dữ liệu cá nhân cũng như các thiết bị khác trong mạng vẫn được duy trì.
Bình luận (0)