Cụ thể, Motorola Mobility đã vi phạm mã bằng sáng chế EU EP1040406 và được mô tả là "Hệ thống bảng điều kiển phần mềm và phương pháp đầu vào". Google cũng như các nhà sản xuất thiết bị di động liên quan sẽ phải thay đổi hệ điều hành Android để loại bỏ đi các công nghệ vi phạm từ điện thoại hoặc trả phí cấp phép cho Microsoft để có thể sử dụng công nghệ này ở Đức. Nếu một phán quyết của toàn án được đưa ra thì Microsoft có thể yêu cầu một lệnh cấm bán các thiết bị vi phạm này tại Đức.
Phó tổng cố vấn David Howard của Microsoft trong một tuyên bố cho rằng hãng sẽ tiếp tực thực thi các chỉ thị chống lại sản phẩm của Motorola tại Đức và hy vọng Motorola sẽ phối hợp với các nhà sản xuất thiết bị Android khác đáp ứng việc cấp phép bản quyền sáng chế trên thiết bị của mình.
Như vậy, tính cho đến nay thì gã khổng lồ phần mềm đã thắng 4 lần trong vụ kiện liên quan đến Motorola. Microsoft gần đây cũng đã nhận được phán quyết từ ITC cho rằng Motorola vi phạm một bằng sáng chế thuộc sở hữu của Microsoft ActiveSync. Lệnh này được đưa ra vào ngày 18-7 cho phép ngăn Motorola nhập khẩu sản phẩm vi phạm vào thị trường Mỹ.
Một tòa án tại Munich (Đức) hồi 24-5 đã cho rằng Motorola vi phạm một bằng sáng chế của Microsoftl iên quan đến tin nhắn SMS, cho phép Microsoft thực thi lệnh buộc Motorola loại bỏ các sản phẩm xâm phạm khỏi thị trường Đức. Còn trong phán quyết đưa ra trong tháng 7 vừa qua cho thấy nhiều thiết bị Motorola đã vi phạm bằng sáng chế FAT, bao gồm tên và lập chỉ mục tên tập tin ngắn.
Được biết, Microsoft đã phải trả số tiền lên đến 48,6 triệu USD cho mỗi bằng sáng chế ở Đức và tổng cộng là 97,1 triệu USD, cộng thêm 12,9 triệu USD để thi hành đợt thu hồi thiết bị vi phạm của Motorola.
Phản ứng trước phán quyết vừa được đưa ra, Google cho biết có thể hãng sẽ nộp đơn kháng cáo lên tòa án Munich, điều mà công ty có thể làm lúc này.
Bình luận (0)