Năm nay, LG đang có kế hoạch giảm kích thước màn hình uốn dẻo của nó xuống còn 5,5-inch, trong khi nâng độ phân giải lên Full HD (1080p). LG cũng được cho là đang cải thiện các vấn đề quan trọng trên thiết kế màn hình OLED của mình.
Một điểm cần lưu ý là màn hình AMOLED của Samsung xuất hiện trên Galaxy Round vẫn chưa thực sự uốn dẻo theo ý nghĩa là LG đặt ra, điều đó có thể giải thích lý do tại sao công nghệ màn hình của Samsung vẫn giữ được các chi tiết kỹ thuật quen thuộc. Samsung được cho là đang thử nghiệm với nhiều màn hình cong ngang và dọc khac nhau, cũng như thiết kế liên quan đến các cạnh cong.
Theo giới chuyên gia, Samsung Display quyết định phát triển một sản phẩm kết hợp nhiều loại hình cong để hướng đến một smartphone uốn cong toàn diện trong tương lai. Samsung tin rằng thiết kế của công ty sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công nghệ AMOLED uốn cong mình đang phát triển.
Cả LG và Samsung dự kiến sẽ cho ra mắt mẫu thiết kế smartphone màn hình cong mới vào cuối năm nay.
Theo nghiên cứu từ IHS, LG Display và Samsung Display có thể sản xuất được khoảng 20.000 panel màn hình AMOLED/tháng trong năm qua, từ nhiều dây chuyền khác nhau và kích cỡ màn hình khác nhau. Và người dùng cũng không thể mong chờ sự tăng trưởng vượt trội trên thị trường màn hình AMOLED từ các hãng này, bởi giá cao và chi phí phát triển các thành phần khác đã làm hạn chế điều này. Mặc dù Samsung và LG hoàn toàn có khả năng sản xuất khoảng 240.000 panel màn hình mỗi năm, nhưng 2 công ty thực sự chỉ muốn sản xuất khoảng 100.000 màn hình, bao gồm cả TV. Có lẽ smartphone hoặc thiết bị đeo mới có thể giúp thúc đẩy con số bán hàng, nhưng thời gian để màn hình uốn dẻo tăng tốc vẫn chưa đến.
Bình luận (0)