xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức hút khởi nghiệp công nghệ

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đang thu hút các nhóm lập trình viên trẻ, nhà đầu tư trong và ngoài nước

Sự thành công của Zalo, Flappy Bird đã kích thích các cá nhân, nhóm lập trình viên tích cực xây dựng các dự án khởi nghiệp ngành công nghệ. Theo đánh giá của các chuyên gia và các quỹ đầu tư, sự khao khát, đam mê khởi nghiệp của các lập trình viên trẻ Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ. Không ít dự án đã được người dùng đón nhận.

Ý tưởng từ thực tiễn

Anh Trình Tuấn, tác giả dự án BabyMe, cho biết: “Nhu cầu tư vấn nuôi con nhỏ cho các bà mẹ trẻ rất lớn nên tôi đã xây dựng một ứng dụng cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ và trẻ em ngay trên điện thoại thông minh (smartphone). BabyMe tổng hợp nội dung từ các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và các bác sĩ, chuyên gia uy tín”. BabyMe hiện có hàng ngàn lượt tải và đã nhận các giải thưởng Sáng tạo vì trẻ em Mobile Hackathon của UNICEF, dự án xuất sắc nhất - Vietnam Demo Day 2014, giải nhất bình chọn - Startup Nations Competition - Hàn Quốc 2014.

 

Phát triển các ứng dụng di động là xu hướng được chọn lựa để khởi nghiệp
Phát triển các ứng dụng di động là xu hướng được chọn lựa để khởi nghiệp

Ra đời từ năm 2012 và đến tháng 2-2015, “Ứng dụng MoMo Chuyển tiền” của Công ty CP Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) đã có mặt trên nền hệ điều hành Android, iOS và Windows Phone. Đây là một sản phẩm khởi nghiệp dạng ứng dụng tài chính, cho phép chuyển nhận tiền trực tiếp qua smartphone, thanh toán hóa đơn và dịch vụ, nạp tiền điện thoại, mua thẻ game hay các mã thẻ, vé xem phim, thẻ quà tặng online, thanh toán khoản vay cá nhân…

Vào tháng 5-2013, Cốc Cốc (coccoc.com) do 3 lập trình viên Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức Ngọc- tốt nghiệp Trường Moscow State University (Nga) - thiết kế riêng cho người dùng Việt. Công cụ tìm kiếm này được đánh giá là có thể hiểu và xử lý tiếng Việt hiệu quả hơn một số công cụ tìm kiếm khác. Theo công cụ thống kê toàn cầu comScore, Cốc Cốc hiện có 8 triệu người dùng, chiếm khoảng 25% người dùng internet Việt Nam. Mới đây, Tập đoàn Truyền thông Hubert Burda Media (Đức) đã đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc để hoàn thiện chất lượng sản phẩm, phát triển phiên bản trên mobile và tiến ra thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, hàng loạt dự án khởi nghiệp công nghệ khác cũng đã ra đời và hoạt động hiệu quả. Đó là các website, ứng dụng cho thiết bị di động như Foody.vn giúp người dùng tìm kiếm, đánh giá các địa chỉ ẩm thực hay trang web thương mại điện tử Ivivu.com hỗ trợ người dùng tìm kiếm, đặt tour du lịch…

Chia đều lợi nhuận

Ông Lê Trọng Đức, Trưởng Ban Dự án FPT Telecom, cho biết để các dự án khởi nghiệp công nghệ thành công thì ý tưởng phải mới, sáng tạo, hạn chế trùng lắp với các ý tưởng khác. Các tác giả làm dự án khởi nghiệp nên tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm mới có thể thu hút các nhà đầu tư hỗ trợ vốn, công nghệ, truyền thông. Hiện nay, FPT Telecom không chỉ tìm kiếm, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp mà còn mời các tác giả vào vị trí nhân sự chính thức của FPT. Việc này sẽ giúp các tác giả chuyên tâm vào dự án khởi nghiệp, tránh tình trạng triển khai đơn độc.

Ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, Phó Giám đốc điều hành Công ty Emerald Digital Marketing, chia sẻ: “Ý tưởng khởi nghiệp hay mới chỉ là một phần thuận lợi để khởi nghiệp thành công, khâu quyết định là kế hoạch triển khai hoạt động phải đạt chất lượng. Nhiều bạn trẻ quá lệ thuộc vào nhà đầu tư mà không chú ý đến chất lượng, quy trình triển khai nên nhiều dự án đã thất bại. Phải có tư duy làm chủ cho chính sản phẩm của mình, cởi mở, linh hoạt chuyển hướng khi làm việc. Đặc biệt, cần tránh khi khởi nghiệp là tự định giá dự án của mình quá cao so với thực tế”.

Theo ông Lê Trọng Đức, sắp tới, FPT Telecom mong nhận được nhiều ý tưởng táo bạo từ các bạn trẻ muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường. FPT Telecom sẽ chia đều lợi nhuận mà các dự án khởi nghiệp mang lại cho các bên tham gia: nhà đầu tư (FPT), tác giả ý tưởng và các đơn vị thành viên mới (nếu có). Mô hình này áp dụng chính sách khuyến khích sáng tạo cho các dự án khởi nghiệp nhằm thu hút nhiều ý tưởng xuất sắc về công nghệ từ các nhân tài trong và ngoài tập đoàn, tạo động lực để họ cùng FPT khởi nghiệp, mở ra những hướng kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới.

Nhiều chương trình hỗ trợ

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của các dự án khởi nghiệp công nghệ, gần đây, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, quỹ đầu tư cho các dự án này đã được thành lập. Cuối năm 2014, Việt Nam và Phần Lan đã ký kết hiệp định để tiếp tục phát triển giai đoạn 2 của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP). Giai đoạn 2 sẽ được thực hiện đến tháng 2-2018 với tổng ngân sách 11 triệu euro. Chương trình sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong nước và quốc tế nhằm mở rộng quy mô đào tạo đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và cải thiện các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp hướng tới thị trường quốc tế. Ngoài ra, IPP còn xây dựng năng lực cho các đối tác qua các chương trình đào tạo. Ngày 12-1-2015 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã khởi động Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VSF). Đối tượng nhận tài trợ của quỹ là các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam có nguyện vọng, nhu cầu khởi nghiệp, các tổ chức hoặc nhóm nhà khoa học có nhu cầu, nguyện vọng lập nghiệp, khởi nghiệp có đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo