Động thái trên cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc đang muốn dọn dẹp các bài viết blog hay trên mạng xã hội từ những người dùng vô danh, phát hiện những người gây bạo loạn hay tổ chức các cuộc biểu tình.
Trích dẫn từ Tân Hoa Xã, tờ Nhật báo phố Wall chỉ ra rằng rằng các thông tin bí mật có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, gây thù hằn dân tộc, phân biệt đối xử và các bài viết liên quan đến các cuộc biểu tình làm phá vỡ trật tự xã hội sẽ bị cấm trên các trang tiểu blog.
Thông báo này cũng đến với những công dân Trung Quốc đang sử dụng các trang web như Sina Weibo để gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video, các ghi chú... vốn được xem là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình nổ ra ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội gần đây. Các cuộc biểu tình của người dân phía Nam nước này hiện đang đe dọa có thể được kích động thành một phong trào có quy mô lớn. Ngoài ra, hai vị trí lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẽ được thay đổi vào năm 2012, một sự kiện chỉ xảy ra mỗi 10 năm một lần.
Sina Weibo là một trong những trang tiểu blog hàng đầu Trung Quốc gần đây đã có tổng cộng 230 triệu thành viên (tính đến tháng 9-2011) với khoảng 800.000 danh tính được xác nhận.
Tờ Tân Hoa Xã cũng trích dẫn lời ông Tong Liqiang, phó chủ tịch điều hành Văn phòng thông tin Internet Bắc Kinh, nói rằng đó là một dịch vụ cần thiết cho xã hội, giúp cơ quan an ninh có thể xác minh một cách dễ dàng về người dùng. Tờ này cũng ví Internet như là "một liều thuốc tâm lý và là một khối u ác tính, gây nhiễm độc cho xã hội".
Hiện tại các quy định mới chỉ được áp dụng cho các trang tiểu blog có trụ sở ở Bắc Kinh và không rõ thời gian có hiệu lực chính thức trong toàn quốc. Ngoài ra cũng không có hình phạt được đề cập trong quy định mới. Tạp chí cũng báo cáo rằng chính phủ dường như không có kế hoạch đóng cửa các dịch vụ blog hoàn toàn.
Động thái này của các nhà lãng đạo Trung Quốc rõ ràng xuất phát từ các tình hình bất ổn ở khu vực các nước Ả Rập khi mà các chính phủ ở Trung Đông dường như đang bị lật đổ một cách dây chuyền bởi một phần do các trang web truyền thông mạng xã hội.
Bình luận (0)