icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện họ hàng

HOÀNG HUY NGUYÊN TRANG

Người ta ai cũng có họ hàng và vàâo những ngày Tết, ngày giỗ là lúc chúng ta nghĩ nhiều đến họ hàng hơn cả, nhất là ở nông thôn

Họ cha, họ mẹ

- Ông Nguyễn Văn, một người nghiên cứu sinh học, đã đặt vấn đề: “Quan niệm về gia tộc của chúng ta có lỗi thời lắm không?”. Ông Văn nêu dẫn chứng như khi đọc tiểu sử một danh nhân Việt Nam, ta thường thấy cụ tổ bốn hay năm đời đến lập nghiệp ở một vùng nào đó, lập nên một dòng họ mới; như vậy mặc nhiên chỉ cụ ấy là tổ duy nhất của vị danh nhân; cũng như khi nói đến gia phả của một người nào, chúng ta hay bảo người ấy thuộc về họ Nguyễn hay họ Lê... Làm như các họ khác không có liên hệ gia tộc gì với đương sự hết. Ngày nay, khoa sinh học đã cho chúng ta biết người mẹ cũng đóng góp một phần tương đương với người cha trong việc tạo thành một đứa con. Nói cách khác, đứa con sinh ra, một nửa thuộc về họ người cha (họ nội), một nửa thuộc về họ người mẹ (họ ngoại).

Chính vì hiểu như vậy, nên ngày nay, số người dùng “họ kép” ngày càng nhiều, như: Phan Nguyễn Phương Trang, Lê Trần Ngọc Quý...

Thân tộc: Câu tục ngữ: “Họ chín đời còn hơn người dưng” có hẹp hòi không khi chỉ xét quan hệ của họ cha và họ mẹ tạo nên một con người?
Ông Nguyễn Văn còn đề nghị chúng ta hãy đi ngược lên một thế hệ nữa. Nếu mẹ của người cha (bà nội) thuộc về họ Lê và mẹ của người mẹ (bà ngoại) thuộc họ Phạm, ta thấy ngay từ thế hệ ấy đã từng có 4 họ đóng góp vào việc cấu tạo nên huyết thống của người con. Giả như người cha họ Nguyễn, người mẹ họ Trần thì người con đóá là con cháu của thuộc 4 họ Nguyễn - Lê - Trần - Phạm, có bà con với tất cả những người trong 4 họ kể trên chứ không chỉ bà con với một dòng họ Nguyễn!... Theo cách tính này, cứ tính ngược lên một đời thì số họ có quan hệ bà con tăng lên gấp 2, 4, 8, 16 v.v... Và như vậy, có thể nói, trên một địa bàn cố định, hầu hết mọi người đều bà con với nhau, trừ những người mới đến nhập cư. Do đó, cách lập gia phả theo một dòng họ như lâu nay vẫn làm rõ ràng là khiếm khuyết, vì mới chỉ cho ta biết bà con trong dòng họ đó mà thôi; hơn nữa nó có thể có hại, gây chia rẽ, nếu quá đề cao một dòng họ này và xem thường những dòng họ khác...

Quê cha, quê mẹ

- Về mặt di truyền học, các nhà sinh học tuy đã chỉ ra đứa con sinh thành từ “nửa mẹ nửa cha” hợp lại, nhưng ai dám nói chắc hai nửa ấy là cân bằng trong việc tạo nên tính cách và cả thể chất của con người? Và như thế, các con số 2, 4, 8, 16... theo cách tính của ông Nguyễn Văn không hoàn toàn chính xác, nhất là xét về “chất”. Chưa ai dám khẳng định phân nửa huyết thống của người cha có ảnh hưởng vượt trội hơn người mẹ trong việc tạo nên phẩm cách của một con người (hoặc ngược lại).

Đó là chưa nói đến mối quan hệ xã hội, nề nếp sinh hoạt theo truyền thống dân tộc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm cách một con người. Thông thường, người ta trưởng thành từ quê hương bên nội, sống trong vòng tay người thân bên nội, nên xưa nay đa phần thiên hạ lấy họ bên nội cũng có cái lý của nó. Tất nhiên, cũng có trường hợp con lấy theo họ mẹ (do một hoàn cảnh nào đó, không muốn cho con biết cha nó là ai...).

Xã hội này nay biến động nhiều, nhất là ở thành thị, một người trưởng thành không nhất thiết gắn với bên nội, nên theo tôi cách ghi “họ kép” là hợp lý hơn cả. Dãy con số “2, 4, 8, 16...” do ông Nguyễn Văn đưa ra tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng một điều không thể phủ nhận là nó chỉ rõ một con người có liên quan gia tộc với rất nhiều dòng họ. Có điều họ, tên của một người không thể ghi quá dài!... Với quan niệm trên, có lẽ các bản lý lịch cũng nên thay đổi mục “quê quán” thành “quê cha” và “quê mẹ” thì đầy đủ và đúng đắn hơn.

Thay đổi một nếp nghĩ quen thuộc đã bao đời là rất khó, nên thiết nghĩ cần phải tạo thành dư luận xã hội, không để mọi người “đeo” vào trước cái tên của mình một chuỗi họ có liên hệ, mà để có một nhãn quan rộng rãi hơn về họ hàng thân thuộc, để ý thức được rằng mỗi người và cả phẩm cách nữa không chỉ mang huyết thống dòng họ của cha mà còn của mẹ, của bà nội, bà ngoại, cố nội, cố ngoại... nghĩa là có phần đóng góp của nhiều dòng họ khác. Từ đó, những tiêu cực và hiềm khích ganh tị giữa các dòng họ sẽ bị loại trừ và mọi người sẽ giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dòng họ để toàn thể xã hội cùng tiến bộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo