icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cọp, beo hay chó bẹc-giê?

TRẦN AI

Làng nọ ở ven sông Cái. Sau trận lụt lịch sử, cuộc sống của bà con trở lại bình thường. Ngày nọ lũ trẻ chăn bò ven sông Cái phát hiện những dấu chân thú lạ, la rần trời lên rằng có ông Ba Mươi xuất hiện ở làng ta!

Chuyện giật gân đó đồn rân khắp xóm làng. Những nhà nghiên cứu cấp làng đoán rằng đó là dấu chân của hổ mẹ và hổ con, bởi có dấu chân nhỏ lẫn với dấu chân lớn. Có người nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nhất quyết cho rằng không phải hổ mà là beo, cũng là một beo mẹ, một beo con, chứ nhất quyết không phải là hổ bố hoặc beo bố! Giỏi thiệt, đúng là chuyên gia lâm học cấp làng xác định được cả giới tính cọp đực cọp cái, beo đực beo cái qua những cái dấu chân chúng để lại trên bãi bồi! Người ta còn tưởng tượng câu chuyện cảm động rằng trong trận lũ lụt lịch sử vừa qua, nước lũ đã cuốn trôi chú cọp con, vậy là cọp mẹ anh dũng lao theo dòng nước cứu con. Thế là chúng lạc xuống đồng bằng.

Tất nhiên, câu chuyện lọt đến tai các nhà báo và họ có mặt, tranh nhau tường thuật tại chỗ. Những hình ảnh dấu chân cọp (beo) tràn ngập trên các báo. Ở thành phố mỗi buổi sáng người ta vừa uống cà phê vừa bình luận xem đó là con gì.

Bà con sống quanh sông Cái hoang mang, chẳng ai dám bén mảng đến các bãi bồi ven sông Cái. Hạt kiểm lâm huyện, tỉnh nhảy vào nghiên cứu. Nhưng qua vài đợt khảo sát có gươm giáo, súng ống mang theo nhưng vẫn chưa thể xác định đó là con gì, hổ hay beo hay gấu! Bà con càng hoang mang dữ khi có thêm câu chuyện hổ mẹ dám khai quật xác một con bò bị chết mà người dân mới chôn, để làm thức ăn! Huyện, tỉnh phải tích cực đưa các chuyên gia vào cuộc khẩn trương hơn.

Rồi các chuyên gia xác định thêm không những bên này sông có dấu chân thú dữ, mà bên kia sông cũng có, nhiều nữa là khác. Họ đoán rằng có thể mẹ con cọp - beo đang cố tìm đường thoát thân, đang cố tìm cách rời đồng bằng. Trong lúc khảo sát, bỗng một chuyên gia thấy dấu chân thú dữ sao mà giống chân... chó dữ vậy. Họ bèn nảy ra sáng kiến dắt mấy con chó bẹc-giê của một gia đình sống ngay trong làng ấy ra thực địa để khảo sát. Đích thân một hạt trưởng hạt kiểm lâm dày dạn kinh ngiệm về lâm sinh lăn lê bò toài cùng những dấu chân chó trên thực địa, đối chiếu so sánh dấu chân thú lạ. Kết quả, ông hạt trưởng la to lên rằng: “Thú lạ chi mô, chó bẹc-giê ấy mà!”, ông còn khẳng định đó là những dấu chân chó bẹc-giê mẹ và con-lại mẹ và con chứ không phải bố và con! Người ta thở phào nhẹ nhõm, kêu gọi bà con đừng sợ thú dữ nữa. Báo chí lại đưa tin giật gân cuối cùng: Không phải hổ mà là chó! Chó bẹc-giê!

Nhưng oái oăm là bà con cũng không tin, vì sao hai mẹ con chó bẹc-giê kia lại rảnh rang ra bãi bồi chơi, bơi qua sông rồi lại bơi về?

Đó cũng chính là câu hỏi không thể giải đáp được, làm bà con vẫn còn lo âu. Bây giờ, đi đâu qua bãi bồi ven sông Cái, lũ nhỏ vẫn nhát nhau: “Ông Ba Mươi kìa” và chúng hùa nhau chạy chí mạng. Người cẩn thận hơn, mỗi khi qua bãi bồi đều giắt trong người khi thì con dao, khi thì cái rựa để sẵn sàng chiến đấu với thú dữ! Và câu chuyện về hổ-beo đã trở thành huyền thoại bên bờ sông Cái. Các bà me dọa con khi con hư: “ Cọp kìa!”, vậy là trẻ con nín khe!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo