icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Củ báng nấu canh

Nguyễn Khanh

Báng là củ gì mà nghe lạ? Xin thưa rằng không lạ, người miền Bắc gọi là sắn; người miền Nam gọi là khoai mì. Riêng quê tôi, huyện Củ Chi - TPHCM, gọi là củ báng.

Nói tiếng ăn chơi là nói theo bây giờ. Chứ hồi những năm 1985 trở về trước, thứ này cứu đói biết bao người. Anh em chúng tôi đã phải ăn sáng để đi học. Đến trưa, dì Hai hàng xóm cất tiếng rao: Khoai mì nước dừa... đ... â... y. Thế là mẹ gọi cho tôi một đĩa. Đến tối, cha với các cậu nhổ cả gốc mì mà nướng. Thế là cả ngày ăn toàn củ báng. Phải nói ăn thứ củ này mau ngán, nhưng cũng mau thèm. Từ đó mà chế ra nhiều món. Mài thành bột rồi đem gói bánh ít hoặc bánh cay. Củ báng chớ nên luộc chung với nước dừa mà mau ngán. Củ báng nấu riêng, nước cốt dừa cho đặc; khi củ chín, vớt ra đĩa hoặc lá chuối. Xắn cho bể củ ra, chan nước rồi rắc muối mè là ăn ngon.

Ăn ngon với cơm có món củ báng nấu canh. Chọn củ nhỏ, cắt ngắn độ hai lóng tay. Cho nồi lên bếp với một ít dầu ăn. Dầu nóng, cho củ vào xào cho héo lớp ngoài. Đổ nước vào lượng đủ ăn, đến khi sôi thì cho sườn heo - trước đã xào tái - vào chờ canh chín. Nêm nếm cho vừa ăn, cho rau om vào là hoàn tất nồi canh. Có khi ta cũng nấu như trên. Nhưng thay dầu ăn bằng đậu phộng sống. Đậu giã nhuyễn, khi nước sôi mới cho vào.

Củ báng nấu canh đối với dân Củ Chi không lạ, nhưng lạ đối với dân nội thành TPHCM. Củ mì nấu canh nào ai nghe nói, nói chi cái tên báng nghe lạ! Còn bây giờ, xin mời bạn hữu thử dùng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo