xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi chùa theo phong trào

Ngọc Mai

Có những người coi việc đi chùa như cần một chiếc gậy làm cứu cánh trong lúc khốn khó hay gặp hạn trong cuộc sống. Họ không nhận thức được đạo Phật một cách nghiêm túc, muốn cầu xin mọi thứ bằng lòng tham vô đáy

Đang quỳ lạy khấn Phật, bỗng có nhạc chuông điện thoại tha thiết: “Ước gì anh ở đây giờ này...”, chị Thu cầm lấy chiếc điện thoại nghe và lập tức bị cuốn vào cuộc đàm thoại làm ăn, quên mất mình đang khấn Phật.

Rủ nhau đi chùa

Nhóm của chị Thu gồm hơn chục người, phần lớn là những phụ nữ đã ở vào cái tuổi bên kia “sườn dốc”. Ai cũng có một cuộc sống đủ đầy, con cái đã lớn, chồng mải lo làm ăn nên ít gần gũi. Các chị thường hẹn nhau đến các chùa lớn trong thành phố vào mỗi tuần. Vào dịp gần Tết thì đi xa hơn như: Yên Tử, chùa Hương. Sau Tết, đi chùa Ông ở Bình Dương, vía bà ở Châu Đốc... Các chị cho rằng càng van vái nhiều chùa càng linh nghiệm.

Vào chùa rồi thì tất thảy mọi thứ các chị đều phải hơn người: nào là phải lựa cặp đèn ly to nhất, để ở vị trí “ngon” nhất để cầu an, chịu mất cả trăm ngàn đồng để được dán tên mình vào cây nhang vòng to đốt suốt cả tuần lễ. Vào mỗi dịp như thế này, các chị xúng xính quần áo, chuẩn bị đồ ăn thức uống, hẹn hò nhau nghe xôm tụ lắm. Mỗi dịp đi chùa thường chơi là chính, có chị đem theo cả người giúp việc để phục vụ mọi lúc mọi nơi, tâm hướng về cửa Phật bị cho xuống hàng thứ yếu. Hàng núi công việc làm ăn được đem đến nơi cửa Phật cầu khấn: nào là cầu cho bán được lô đất hàng chục tỉ đồng, cầu cho tiền vào mà không có đường ra, cầu cho tậu được thêm nhà mới, cầu cho chồng được lên chức... Thôi thì đủ mọi chuyện thượng vàng hạ cám đều được các chị đem đến nơi cửa Phật cầu xin.

Mục tiêu của nhóm là vào cuối mỗi tuần phải đi được một chùa, chùa lớn có nhiều cảnh đẹp được ưu tiên hàng đầu. Sau mỗi lần đi chùa họ thường tập trung tại nhà hàng để ăn nhậu một trận túy lúy. Đây là dịp để cả nhóm gặp mặt tâm tình trò chuyện.

Tâm không tịnh

Có mặt tại chùa An Phú, quận 8 - TPHCM vào những ngày sau Tết Nguyên đán. Đây là ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc trang trí độc đáo có một không hai bằng các mảnh chai, chén bể. Chính vì vậy, chùa cũng thu hút được phần đông số lượng phật tử là các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng đến viếng. Hằng ngày, nhiều người hiếu kỳ tò mò rủ nhau đến xem mặt các nghệ sĩ. Tôi đã từng chứng kiến có người đang xì xụp lạy khi vừa ngẩng đầu lên thấy cả đoàn người đang bám theo nghệ sĩ M.V. Lập tức, người này vội vàng đứng dậy chạy theo nhóm người kia để xem mặt nghệ sĩ.

Chuyện chen lấn, xô đẩy rồi “khẩu chiến” ngay tại sân chùa cũng đã xảy ra. Trong buổi cúng ở chùa Ông, Bình Dương hồi tuần trước, hàng ngàn người chen chúc nhau để được thắp nhang. Kẻ nọ khấn sau lưng người kia, nhang đèn vô ý quơ cháy cả áo. Thế là lập tức, một cuộc khẩu chiến nổ ra không bên nào chịu nhường bên nào gây náo loạn cả sân chùa đến nỗi phải có lực lượng công an đến can thiệp, trật tự mới được lập lại.

Đâu phải muốn gì được đó!

Tại một ngôi chùa gần trung tâm TPHCM, chúng tôi chứng kiến một phụ nữ đến chùa với một gương mặt hệt như đi hát bội, lúc nào cũng kè kè chiếc túi hàng hiệu trên vai không dám rời ra vì sợ mất. Trong lúc khấn, chị ta luôn bị ngắt quãng bằng những cuộc điện thoại. Miệng vừa “Nam mô A Di Đà Phật” vừa a lô, nói chuyện điện thoại xong, chị ta lại khấn oang oang: “Giấy phép chỉ cho có 5 tấm, xin Đức Phật phù hộ cho con thêm được 2 tấm nữa, con xin chồng 1 tiền dương bằng 2 tiền âm...”.

Có người đến cửa chùa chỉ vì buồn nên đi chùa cho đỡ buồn, có người đi chùa cầu khấn cho trúng quả lớn hơn, có người đi chùa để “xin”, “vay” tiền chùa về làm ăn, để cho đã giàu còn giàu hơn... Nhưng mà đâu phải muốn gì là được đó!

Tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam:

Cần phê phán nghiêm túc

Trong xã hội hiện nay, có những người do lòng tham đã không đủ lý trí để nhận ra chân lý của đạo Phật. Họ cầu xin những điều vượt quá giới hạn cho phép của từng hoàn cảnh, làm trái với lý thuyết của đạo Phật hoặc trong lúc yếu đuối đã tìm được một chút hy vọng nơi cửa Phật và chộp lấy nó, nhưng cũng có khi không vượt qua được thực tế, đắm chìm trong u mê, có những người nhàn hạ quá, muốn mượn cửa chùa để chứng tỏ cái thiện... Hiện tượng này cần phải phê phán một cách nghiêm túc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo