Một cái tên có thể tạo ra bước ngoặt?
Đó là cảnh tại một cửa hàng dịch vụ được cấp phép đặt gần một ngôi chùa ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Không khí lúc này thật căng thẳng. Anh thanh niên 21 tuổi Li Tiezheng cho biết: “Tên của tôi không phải là cái tên xấu. Ý nghĩa của nó là sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, gần đây, việc kinh doanh của tôi không thuận lợi lắm. Tôi nghĩ đổi tên có thể mang đến bước ngoặt trong cuộc đời. Nó có thể giúp tôi tránh tai ương và đem lại nhiều cơ hội tốt hơn”.
Sau khi cân nhắc ngày sinh tháng đẻ, các sao chiếu mệnh và ngũ hành, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, 5 yếu tố mà người Trung Quốc tin rằng tạo nên sự an bình trong cuộc sống, thầy bói cho Li cái tên mới là Hexuan, một cái tên nghe có vẻ êm tai và cao quý.
Cách đây không lâu, tại Trung Quốc, những việc như thế này dễ bị quy là mê tín dị đoan. Nhưng vài năm gần đây, dịch vụå kiểu này lại mọc lên như nấm sau mưa.
Thầy Zhang Fengming cho biết: “Dịch vụ này hình thành và phát triển theo nhu cầu của người dân. Những gì chúng tôi làm không hề gây hại đến đất nước”. Chỉ trong vòng 2 giờ, tiệm của thầy Zhang đã có 4 khách hàng ghé đến xin đổi tên.
Điều gì tạo nên trào lưu này ở Trung Quốc?
Đó là sự cạnh tranh trong công việc và áp lực phải thành công, nhất là trong giai đoạn Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Để cóá một cái tên mới, khách hàng phải trả từ 8,2 USD đến 241 USD. Một số thầy còn tính tiền theo phút. Thầy Zhang cho biết: “Khách hàng của tôi hầu hết là những cặp vợ chồng vừa sinh con, muốn nhờ tôi đặt tên cho em bé. Số còn lại là những người muốn đổi tên với hy vọng nhìn được sự may mắn và thành công trong cuộc sống, có cả không ngôi sao điện ảnh. Thậm chí đã có không ít quan chức tìm đến đây”.
Người Trung Quốc luôn luôn coi trọng cái tên. Tùy từng giai đoạn của đất nước mà họ được đặt tên như thế nào. Thời cách mạng văn hóa (1966 – 1976), người dân có khuynh hướng đặt cho con mình những cái tên nói lên lòng yêu nước với hy vọng bảo vệ con cái khỏi các vấn đề về chính trị. Con trai thường được đặt tên “Weidong”, con gái là “Weihong”. Tuy nhiên, theo lời thầy Wang Yixu, hiện nay, nhiều người muốn đổi những cái tên đó thành Shang Dong (tức là hướng về phía Đông).
Tuy loại dịch vụ này không cấám tại Trung Quốc, nhưng người ta ít thấy tiệm nào nằm trên những trục đường chính, những con phố lớn hoặc quảng cáo trên phương tiện thông tin công cộng.
Thầy Zhou cho biết: “Dịch vụ đổi tên hiện đang rất phổ biến, nhưng chưa được chấp nhận một cách công khai”. Tuy nhiên, đổi tên trong các giấy tờ chính thức lại là một vấn đề khác. Một thanh niên Bắc Kinh cho biết vì sinh ra trong thời điểm có động đất nên anh được đặt tên là “Quake”. Mặc dù rất muốn đổi tên, nhưng phải cố quên đi ý nghĩ đó. Việc đổi tên một cách chính thức mất rất nhiều công đoạn và thủ tục. Anh lắc đầu nói: “Rất phiền nhiễu”.
Bình luận (0)