icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy đối mặt với sự sợ hãi

DANH NGUYỄN (DNSGCT)

Sợ hãi không từ chối một ai, từ già, trẻ, gái, trai đều có thể bị nó chi phối. Về mặt sinh học, tâm lý sợ hãi có khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây mất ngủ, kém ăn, nổi mụn nhọt hoặc có khối u (kể cả những khối u ác tính).

Ngoài ra, người có tâm lý luôn sợ hãi còn rất mẫn cảm với những thay đổi của thời tiết và khí hậu nên cũng dễ mắc phải các bệnh về cảm cúm, nhiễm trùng và một số bệnh truyền nhiễm khác. Đặc biệt, khi sợ hãi, cơ thể thường giải phóng các chất có hại, như: epinephrine (adrenaline), norepinephrine và cortisol khiến con người rất dễ mắc phải các chứng bệnh nan y như tim mạch, ung thư, suy yếu  não... Về mặt tâm lý, sợ hãi còn kéo theo nhiều hậu quả tinh thần nghiêm trọng

khác mang tính dây chuyền: thất vọng, chán nản, lo âu, trầm cảm, thậm chí là mắc phải chứng tâm thần phân liệt. Nên nhớ, nỗi sợ hãi càng kéo dài thì nguy cơ sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng càng lớn.

Tuy nhiên, bất cứ cái gì cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó, mà tâm lý sợ hãi cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Thật ra, sợ hãi cũng được xem như là một cơ chế tự vệ rất tốt, qua đó nó giúp con người có tinh thần cảnh giác và sống một cách cẩn thận hơn. Nên không vì sợ hãi, con người sẽ sống rất liều lĩnh. Ở một chừng mực nào đó, về mặt đạo đức, sợ hãi cũng có ý nghĩa giống như tâm lý xấu hổ. Có biết xấu hổ thì con người mới sống có đạo đức.

Theo các nhà tâm lý phương Tây, sợ hãi đã ăn sâu vào tiềm thức con người ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Vì vậy, có thể nói, sợ hãi chính là bản năng không thể không có của con người. Trong khi đó, các trào lưu tư tưởng phương Đông (mà nhất là trong triết học Phật giáo) thì lại cho rằng  tâm lý sợ hãi thật ra không có thật mà chỉ là ảo tưởng của các giác quan. Tuy nhiên, dù đứng ở góc độ công nhận sợ hãi là có thật hay không thì hầu như tất cả các nhà tâm lý đều đồng ý với nhau rằng, con người không nên sợ tâm lý sợ hãi cũng như không nên cố gắng lảng tránh nó.

Trên thực tế, sợ hãi giống như một “con ma” rất khó trị, chúng ta càng trốn chạy thì nó càng đeo bám. Vì vậy, cách tốt nhất chống lại sự sợ hãi là chúng ta nên chủ động và mạnh dạn "nhìn ngắm", mổ xẻ nó trong bất cứ thời điểm nào mà nó xuất hiện. Điều này cũng giống như việc chúng ta ngồi thiền, tức là muốn hiểu và giải quyết triệt để bất kỳ một hiện tượng nào đó (bao gồm cả sợ hãi), trước tiên chúng ta phải "nhìn" sâu vào bản chất, vào nguyên nhân xuất hiện và vào cơ chế, diễn biến phát triển của nó, có như vậy, chúng ta mới có đủ sáng suốt để giải quyết nó, hoặc thậm chí, tự nó sẽ biến mất ngay khi chúng ta "mổ xẻ" bản chất nó đến "cùng tận" (vì nó không có thật theo triết lý phương Đông).

Tóm lại để giải quyết sợ hãi, cách duy nhất có hiệu quả là con người nên mạnh dạn đối mặt với nó. Khi đó, chúng ta không những chỉ "hạ gục" được nóá mà còn có thể học hỏi và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo