xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy lắng nghe con trẻ

Bài và ảnh: MỸ NHUNG

Làm bạn – để lắng nghe – bởi trẻ em ngày nay không chỉ biết học hành, vui chơi mà còn rất nhiều tâm tư lớn hơn lứa tuổi

Đây là lần thứ 2 HĐND TPHCM tổ chức hội nghị lắng nghe, đối thoại cùng các em nhỏ. Như chủ đề của hội nghị “Lắng nghe tiếng nói trẻ em về thực hiện nếp sống văn minh đô thị”, sáng 31-1, các đại biểu cùng các em tập trung về chủ đề văn minh đô thị - vấn đề vốn đã được rất nhiều người lớn mổ xẻ. Nay, qua lăng kính của các em, vấn đề ấy hiện ra thật đời thường nhưng không hề bình thường. Và người nghe là các bậc phụ huynh, là những người đang điều hành các vấn đề xã hội.

Tuổi nhỏ - mối lo lớn
Vệ sinh môi trường được các em nhỏ rất quan tâm. Em Huỳnh Kim Phụng (lớp 7/1 Trường THCS Hồng Bàng,  quận 5-TPHCM) băn khoăn: “Đường mới được các cô chú vệ sinh quét dọn sạch sẽ nhưng nhiều người lớn ăn bánh mì xong xả luôn giấy gói xuống đường. Không đẹp chút nào cả”. Còn em Dương Nguyên Khang (lớp 7/2 Trường THCS Colette, quận 3) góp ý: “Những tuyến đường trung tâm TP đã có nhiều thùng rác rồi nhưng đường ven đô, đường nhỏ thì không”. Không chỉ vậy, em Hà Nam Khánh Giao (lớp 7/8 Trường Thực hành Sài Gòn, quận 5) hiến kế nên làm những thùng rác có hình thù ngộ nghĩnh để trẻ em cảm thấy hứng thú khi bỏ rác vào thùng, qua đó giáo dục thói quen từ nhỏ.

img
Bà Ngô Thị Minh (áo trắng), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội và bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TPHCM, trao đổi với các em thiếu nhi

Thời sự không kém là vấn đề giao thông với rất nhiều khía cạnh được nhắc đến. Em Võ Minh Hiền đến từ Làng Thiếu niên Thủ Đức đề xuất nên có nhiều cầu vượt hơn vì nơi em ở những dải phân cách trên đường rất dài, người đi bộ đành leo qua dải phân cách, dễ gặp tai nạn. Trong khi đó, em Lê Thị Rượi (Làng SOS Thủ Đức) thắc mắc: “Trong làng của em rất sạch đẹp, không khí trong lành. Nhưng mỗi lần đi học, em đi qua con đường Đặng Văn Bi thì bụi bặm lắm vì đường ấy bị đào lên để lắp cống mà mãi không xong. Còn đường Kha Vạn Cân mỗi khi triều lên đi lại rất khó khăn”. Một nữ sinh đến từ “rốn ngập” của quận 8 - TPHCM  tha thiết đề nghị TP quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng quận 8 vì: “Đường đến trường của em gian nan quá! Mỗi khi triều cường mặc áo dài đi học rất cực. Đường đã nhỏ, hay kẹt xe nay lại mọc lên rào chắn nên càng khó khăn”. Cũng bức xúc nhưng hài hước hơn, em Hồ Anh Khoa (Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh) ví von ngôi trường của mình cộng thêm con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh trước mặt cứ đến mùa mưa lại trở thành công viên nước. “Em thấy đường Xô Viết Nghệ Tĩnh có rất nhiều rào chắn nhưng sao không giải quyết được hệ thống thoát nước? Chưa hết, đào đường xong không trả lại mặt đường như ban đầu nên thường xảy ra tai nạn” - Khoa đặt câu hỏi.

Táo bạo, mạnh dạn
“Táo bạo, mạnh dạn” là nhận xét của bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, nhi đồng Quốc hội, sau khi lắng nghe ý kiến của các em. “Một trong những quyền của trẻ em là quyền được tiếp cận thông tin và bày tỏ ý kiến của mình. Rõ ràng các em có nhiều ý kiến rất hay nên cần tổ chức thêm nhiều kênh đối thoại, tạo điều kiện cho các em nói hơn nữa” - bà Minh nói.

Đúng như nhận xét của bà Minh, ý kiến của em Huỳnh Trung Hiếu (lớp 11 Trường THPT Thủ Đức) khiến nhiều người lớn phải giật mình. Theo em, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ là hố rác của thế giới khi nhập về những công nghệ đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. “Đã vậy, cách xử lý của chúng ta có vẻ gì đó giống bao che, làm ngơ thay vì phải tăng cường kiểm tra các công ty nước ngoài” - Hiếu phân tích. Hay như em Hồ Anh Khoa nhận xét về giáo dục Việt Nam: “Chúng ta đã vượt cấp vì đưa quá nhiều kiến thức vào cấp phổ thông nhưng lại lạc hướng vì thiếu thực hành”. Thậm chí, em Trần Ngọc Lý (lớp 11 Trường THpt Quang Trung, quận Gò Vấp) đề nghị: “Ở trường chúng em có nhiều giải pháp thực hiện văn minh đô thị hiệu quả. Nếu cô chú chịu lắng nghe sẽ có nhiều ý kiến hay”.

Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TPHCM, khẳng định sẽ tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến nhiều hơn nữa thông qua các kênh báo đài và trang web của HĐND TP.

Mong muốn một TP xanh đẹp, văn minh, hiện đại

“Bên cạnh sự phát triển kinh tế, người dân TP, đặc biệt là thiếu nhi chúng cháu, luôn mong muốn một TP xanh đẹp, văn minh và hiện đại. Một TP không tệ nạn, không ô nhiễm, không nạn kẹt xe, có nhiều khu vui chơi lành mạnh... luôn là mơ ước của chúng cháu... Chúng cháu sẽ góp sức mình bằng những hành động thiết thực như tham gia giữ gìn “Cổng trường em sạch đẹp an toàn”, thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi TP làm ngàn việc tốt vì TP văn minh”, chấp hành tốt pháp luật, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường chung...

(Trích Thông điệp của thiếu nhi TP)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo