xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội

Bài và ảnh: NGUYÊN HÀ

Văn hóa kinh doanh là nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh doanh, góp phần không nhỏ vào sự thành công của việc kinh doanh và cả nhân cách của doanh nhân

Đó là chủ đề chính của buổi hội thảo diễn ra ngày 28-7 do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), Tổ hợp Giáo dục PACE và NXB Trẻ tổ chức, với sự tham gia của hơn 200 doanh nhân tiêu biểu trên toàn quốc, các nhân sĩ, trí thức hàng đầu của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung của các quốc gia. Vì vậy, văn hóa kinh doanh chính là nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh doanh, góp phần không nhỏ vào sự thành công của kinh doanh.

“Đạo làm giàu” xưa

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã đem đến một cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển của thương nhân nước ta. Ngay từ thế kỷ 15, nước ta đã có doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực gốm ( Hiện vật nổi tiếng của dòng gốm Chu Đậu hiện được trưng bày ở bảo tàng Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ). Những hoa văn tinh xảo trên chiếc bình gốm cổ có ghi tên người vẽ là Bùi Thị Hy. Và cách đây không lâu, người ta đã phát hiện ra bản sao tấm bia trên mộ chí của bà. Bà là một doanh nhân lớn, ở huyện Nam Sách, tỉnh Hưng Yên, sản xuất gốm chất lượng để triều đình cống và xuất sang Trung Hoa, Nhật Bản và một số nước phương Tây. Cuối đời bà dành nhiều tiền của làm công đức, xây cầu cống, chùa chiền, được người dân trọng vọng. Bà chết năm 1502, dân chúng thờ phụng và sùng bái.

Vào thời kỳ Duy Tân, hoạt động kinh tế không chỉ dừng trên lĩnh vực buôn bán mà phát triển dịch vụ như vận tải đường sông biển của Công ty Bạch Thái Bưởi, hay sản xuất, khai khoáng, đóng tàu, sơn dầu gắn liền tên tuổi như Trương Văn Bền, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Thu... Người được coi như là sư tổ của “đạo làm giàu” là cụ cử – nhà chí sĩ Lương Văn Can. Quan điểm của cụ Lương Văn Can làm đổi thay nhận thức “khinh sự buôn bán là mạt nghệ”, làm ra cuộc cách tân “Khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh” của cuộc hội nhập lớn đầu tiên của dân tộc Việt Nam với thế giới. Cụ cử Lương Văn Can đề cập đến chữ tín, việc không được đầu cơ nâng giá một cách trái đạo lý, việc cân đong thiếu chính xác như biểu hiện đạo đức của người thương nhân. Bên cạnh đó, việc phát huy tinh thần và lòng tự hào dân tộc thể hiện trong sự cạnh tranh cũng là một phần của “đạo làm giàu”.

Đạo kinh doanh

Với những tham luận của các doanh nhân tham dự hội thảo đã có một cách nhìn khái quát và khẳng định những doanh nhân nổi tiếng, làm thay đổi thế giới đều có phương châm, một nền tảng văn hóa và quan tâm đến lợi ích người tiêu dùng. Chẳng hạn, một Henry Ford đã giúp thế giới xoay chuyển nhanh hơn nhờ quyết định sản xuất hàng loạt xe giá rẻ, biến ô tô từ một đồ dùng xa xỉ của giới quý tộc thành phương tiện đi lại của người dân. Hay thiên tài - nhà từ thiện lớn Bill Gates đã làm cho chiếc máy tính trở thành công cụ không thể thiếu được của xã hội hiện đại...

Thế giới đã thay đổi nhanh hơn nhờ những doanh nhân như vậy. Bằng các hoạt động kinh doanh của mình, họ vừa đem lại lợi nhuận khổng lồ cho bản thân, vừa đem đến cho thế giới những giá trị vô cùng to lớn. “Đạo kinh doanh” của những doanh nhân này là “ kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội”- kinh doanh vì lợi ích xã hội.

Ông Lý Quý Trung (Tổng Giám đốc Nam An Group và Phở 24) nêu rõ quan điểm về “đạo kinh doanh” của mình: “Tôn trọng chữ tín, chữ nghĩa, pháp luật, trung thực với bạn hàng, khách hàng, đồng nghiệp, nhân viên, tự trọng, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước...”. Tuy nhiên, ông cho biết, những điều ấy doanh nhân nào cũng hiểu nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì phải bàn đến “môi trường” kinh doanh có lành mạnh hay không.

Thực trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, phớt lờ lợi ích của người tiêu dùng, chạy theo lợi nhuận hay cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian qua cũng được các doanh nhân “mổ xẻ” và xem như bài học trong quá trình xây dựng thương hiệu, xây dựng lòng tin với khách hàng.

Trong bối cảnh hội nhập, muốn tạo dựng được “đạo kinh doanh” - văn hóa doanh nghiệp - các doanh nhân đều khẳng định rằng phải có tầm nhìn xa thì mới tránh được cám dỗ “ăn xổi ở thì”, chụp giật, hàng gian, hàng nhái...

Cùng thảo luận về đề tài này, ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý TPHCM – SJC, cho biết: “Mục tiêu của kinh doanh không dừng lại ở việc kiếm thật nhiều tiền là phải đi xa hơn là đóng góp vào phát triển cộng đồng. Cá nhân giàu, tập thể giàu, sẽ góp phần cho xã hội giàu mạnh. Doanh nhân với tài năng và trách nhiệm phải có bổn phận gánh vác nghĩa vụ cộng đồng, làm ra nhiều của cải cho xã hội, sẵn sàng chịu mất mát, hy sinh những lợi ích riêng vì cộng đồng, sẵn sàng dốc hết sức mình để kinh doanh thắng lợi. Đó là yếu tố chi phối toàn bộ “đạo kinh doanh”...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo