xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lịch sử hình xăm

(ANTG)

Văn hóa hình xăm tồn tại trong lịch sử nhiều nước, từ Tây sang Đông. Từ "tattoo" (hình xăm) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ "tatu" hay "tatau" trong ngôn ngữ Polynesia, có nghĩa "những nét vẽ của người Polynesia", được thuyền trưởng James Cook miêu tả sau chuyến hải hành năm 1769 đến Nam Thái Bình Dương.

Trong quyển Written on the body, tác giả Jane Caplan, giáo sư sử học Đại học Bryn Mawr, viết rằng, hình xăm phương Tây không ảnh hưởng từ Nam Thái Bình Dương mà từ Hy Lạp và La Mã. Hình xăm là dấu hiệu của tội phạm có nguồn gốc từ Kinh Cựu ước. Ngoài ra, hình xăm cũng liên quan đến việc "đóng dấu" nô lệ và tù binh. Ở Ấn Độ cổ, trán đạo sĩ Bà La Môn bị xăm hình bộ phận sinh dục nữ nếu phạm tội thông dâm. Thế kỷ 19-20, tù nhân Pháp bị khắc vào trán tội danh của họ...

Tục xăm hình có từ rất lâu. Tháng 10-1991, người ta phát hiện một người thượng cổ 5.000 năm nằm trong rặng núi giữa Ý và Áo. Dường như ông đang đi săn thì bị kẹt trong trận bão tuyết. Nhân vật thượng cổ này có nhiều vết xăm: một dấu chữ thập ở gối chân trái, 6 đường thẳng dài 15 cm dọc theo bụng và nhiều đường song song chạy xuống mắt cá chân. Người ta đặt tên cho ông là Oetzi. Không ai biết chính xác hình xăm trên mình Oetzi có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, người ta biết chắc rằng tục xăm mình xuất hiện cách đây vài chục ngàn năm, tồn tại song song cùng nhiều làn sóng văn minh nhân loại. Xăm mình không chỉ thể hiện sự nhận dạng sắc tộc mà trong nhiều trường hợp còn là phương cách chữa bệnh. Tại eo biển Bering, nhà dân tộc học George B. Gordon từng gặp nhiều người ở đảo Diomede với vết xăm ở gò má và thái dương. Đó là những sẹo nhỏ sau khi người ta châm da hút máu độc. Ở Alaska, hiện vẫn còn tục chích da để "rút máu độc" cho vài căn bệnh. Dân Chugach Eskimo cũng có cách chữa tương tự. Khi bị đau mắt, họ chích da lấy máu ở chóp mũi và thái dương...

Một trong những nền văn hóa hình xăm nổi tiếng nhất là văn hóa Maori tại New Zealand. Ở châu Á, người Hoa cũng có tục xăm mình. Tại Nhật, nguồn gốc hình xăm có từ thời Jomon (10.000 trước CN - 300 trước CN). Jomon có nghĩa là mẫu dây thừng. Nhiều vật gốm có viền mẫu dây thừng được tìm thấy trong giai đoạn này, cũng như các mẫu hình xăm. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 8, các quyển sách đầu tiên về tục xăm mình ở Nhật mới xuất hiện. Thời Kojiki (712 sau CN), người ta kể rằng, có hai loại hình xăm: một tượn trưng cho tầng lớp quý tộc và một tượng trưng cho bọn tội phạm hay kẻ tà ác. Quyển Nihonshoki (720 sau CN) có kể về một gã tên Azumi no Murajihamako bị xăm mình do tội phản bội. Trong lịch sử hình xăm xứ Phù Tang, không nơi nào gây chú ý bằng đảo Ainu. Người Ainu xăm mặt theo cách giống như dân Maori - New Zealand. Không chỉ nam giới, phụ nữ Ainu cũng xăm. Có khi bé gái mới 5 - 6 tuổi đã bị xăm. Hình xăm chỉ hoàn chỉnh khi họ đến tuổi trưởng thành. Đảo Ryukyu cũng nổi tiếng có tục xăm mình nữ giới. Vài tài liệu viết rằng, phụ nữ Ryukyu xăm mình để khỏi bị bắt cóc đưa vào nhà chứa. Hình xăm hoa lá cành xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật sau thời Horeki (1751-1764), mô phỏng từ nghệ thuật ofukiyo-e (miêu tả phong cảnh). Ý tưởng xăm toàn thân - như bây giờ thường thấy ở bọn du đãng Yakuza - được lấy cảm hứng từ trang phục samurai gọi là jimbaori (áo choàng sát nách). Đầu tiên, hình xăm jimbaori chỉ được vẽ trên lưng nhưng sau đó lấn qua vai, cánh tay, xuống đùi rồi cuối cùng lan toàn thân. Đến thời Minh Trị, chủ trương canh tân được đề xướng. Văn hóa phương Tây du nhập xứ hoa anh đào. Tháng 4-1868, một bộ luật ra đời nghiêm cấm nhiều hủ tục quá khứ, trong đó có xăm mình. Đến năm 1948, luật cấm xăm mình ở Nhật mới được bỏ...

Tại Thái Bình Dương, Maori không là sắc dân duy nhất biết xăm mình. Cộng đồng cư dân thuộc Pohynesia (cụm đảo lớn trong đó có Samoa, New Zealand, Niue, Tokelau, Hawaii, Tonga...) cũng nổi tiếng với nghệ thuật xăm như là hình thức trang điểm. Tài liệu đầu tiên nói về nghệ thuật xăm Polynesia được biên soạn bởi Joseph Banks - nhà tự nhiên học đi cùng thuyền trưởng James Cook trong chuyến thám hiểm đầu tiên đến Thái Bình Dương. Ở thời điểm đó, dân châu Âu còn chưa quen thấy hình xăm trên cơ thể người sống. Tháng 9-1691, người ta bắt một nô lệ với hình xăm đầy mình sang Luân Đôn để triển lãm. Người nô lệ được quảng cáo là "Giolo - hoàng tử xăm mình nổi tiếng". Được hứa trả nhiều tiền và được đưa trở về Philippines, Giolo không lâu sau đó đã chết do bệnh đậu mùa. Kẻ đưa Giolo sang Anh với mục đích kiếm tiền từ các cuộc triển lãäm là gã cướp biển William Dampier. Ở châu Âu và Mỹ, xăm mình được quảng bá từ thủy thủ viễn dương, sau những chuyến hải hành từ Thái Bình Dương. Xăm mình được "cách mạng hóa" nhờ máy xăm điện của Samuel O' Reilly tung ra cuối thế kỷ 19. Mở một tiệm xăm mình tại quảng trường Chatham (New York), O' Reilly kiếm được hàng trăm USD/ngày...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo