Dưới nhãn quan của y học hiện đại, cứ 100g cao trăn có 11,62% đạm toàn phần; 5,72% đạm formol, 8,90% axit amin tự do; 3,70% lipit; 0,80 gluxit; 23,80% thủy phân và 16 nguyên tố vi lượng như Ca, P, Cu, As, Ni, I, B12. Là thành phần thiết yếu cho việc bồi dưỡng hệ thống xương khớp, tham gia vào quá trình tạo và mất xương, nâng cao khả năng hoạt động của tuyến giáp cũng như thúc đẩy hoạt động, tổng hợp hồng cầu, thích hợp cho người suy nhược thần kinh...
Nhìn vào thành phần dinh dưỡng của cao trăn, có thể thấy đây là một vị thuốc giàu dinh dưỡng được ứng dụng để phòng và trị nhiều bệnh khác nhau. Nhưng mới nghe từ “bổ thận” nhiều quý ông đã nhầm tưởng “bổ thận” chắc tăng “sức mạnh chiến đấu” nên đã tìm dùng khi giảm sút sức khoẻ chăn gối nên đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Theo quan điểm của Đông y, đặc tính sinh học của con trăn là “thực mị” (tức sau ăn no ngủ ít nhất sáu tháng mới thức dậy tìm ăn tiếp) khác hẳn với đặc tính sinh học của các loài khác.
Cuộc đời của một con trăn chủ yếu là ngủ, mà ngủ thuộc tính nhu (tức mềm nhũn). Chính đặc tính sinh học của loài nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của khí, huyết, cụ thể là công năng của vị thuốc. Mà dương vật có cương được là nhờ máu bơm vào các mô cương, được cấu tạo bởi các tế bào thể hang và thể xốp.
Tính chất của thịt và cao trăn là thuộc tính nhu, khi đưa vào cơ thể có tác dụng tiêu cực tới các mô cương. Cụ thể, làm teo, dẹt các khoang chứa máu mô cương. Nên kể cả khi có cảm hứng hưng phấn chăn gối, máu không thể bơm được và bơm đầy vào mô cương nên dương vật nên không thể nào cương được... Đây là nguyên nhân chính gây liệt dương khi dùng thịt và cao trăn.
Một lưu ý nữa là tất cả các bộ phận của trăn đều là vị thuốc chứ không phải thuốc bổ, càng không phải là thuốc chữa bệnh yếu sinh lý của nam giới. Khi nam giới dùng vị này để trị bệnh cần kết hợp với vị làm giảm tính như ba kích... hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Bình luận (0)