xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một đời vì cộng đồng

Bài và ảnh: Bích Hà

Như Báo NLĐ đã đưa tin, thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh đã qua đời vào trưa 1-5, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời bà đúng như bà đã từng bộc bạch: "Gần cả cuộc đời chọn mục đích sống vì cộng đồng, phần thưởng của tôi là hạnh phúc từ niềm vui của những người được mình giúp đỡ"

Chúng tôi không quá bất ngờ khi nhận được thông tin thạc sĩ cộng đồng Nguyễn Thị Oanh đã đi vào giấc ngủ ngàn thu vì căn bệnh mạn tính, nhưng thông tin đó thực sự đến quá sớm. Tôi đến nhà bà. Căn nhà mà trước đây vì công việc chúng tôi đã từng lui tới. Nhìn bạn bè, đồng nghiệp và học trò nườm nượp đến đưa viếng, tôi chợt nhớ bà từng nói trong một buổi giao lưu rằng: “Đến giờ, tôi sống có một mình mà có buồn đâu...”. Bà sống một mình, không lập gia đình nhưng thực sự đã có một đại gia đình.


Đưa ngành xã hội học về VN


Các bạn ở “Hội quán đến với nhau” ngậm ngùi đưa cho chúng tôi xem những câu trả lời thắc mắc của các bạn trẻ mà Th.S Oanh viết tay khi nằm trên giường bệnh. Nét chữ có phần yếu đi nhưng tâm huyết và tấm lòng của bà dành cho thế hệ trẻ vẫn vẹn nguyên đến phút cuối cùng.


Bảy mươi chín mùa xuân, đời người như chớp mắt. Nơi căn nhà nhỏ yên bình này, Th.S Nguyễn Thị Oanh “vẫn đau đáu trước nền giáo dục của nước nhà, vẫn day dứt về nhân cách sống của giới trẻ, của những giá trị xã hội đương đại” bằng các bài viết sắc sảo. Lặng lẽ như con tằm rút ruột nhả tơ, đều đặn hằng ngày trên chuyến xe buýt, Th.S Nguyễn Thị Oanh đến với những nơi mà các bạn trẻ với những vấn đề rối rắm đang cần tháo gỡ... Người phụ nữ với  tâm trong sáng, nụ cười đôn hậu làm việc không ngơi nghỉ ấy đã trở thành người cô, người bạn, người đồng hành thân thuộc không chỉ với các bạn trẻ mà còn với bao phụ huynh.

img
Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh trong một buổi nói chuyện với các bậc phụ huynh


Th.S Nguyễn Thị Oanh sinh ra ở Gò Công, Tiền Giang, lớn lên ở Sài Gòn, là người đầu tiên tiếp cận và đưa ngành xã hội học về VN. Bà sang Mỹ du học năm 1950 với ngành xã hội học. Về nước, bà tham gia nhiều công tác  chăm lo cho các bạn trẻ. Sau 15 năm làm công tác xã hội, bà sang Philippines học thạc sĩ.


Nặng nợ với cộng đồng


“Gần cả cuộc đời chọn mục đích sống vì cộng đồng, phần thưởng với tôi là hạnh phúc từ niềm vui của những người được mình giúp đỡ”- Th.S Nguyễn Thị Oanh từng bộc bạch như vậy. Cái hạnh phúc từ công việc của người đặt viên gạch đầu tiên cho một ngành mới mẻ ấy quả lắm bộn bề. Không thể kể hết những khó khăn của người đi tiên phong mở đường.

Phải thừa nhận rằng Th.S Nguyễn Thị Oanh đã xây dựng được một thế hệ kế thừa đầy tâm huyết như: Trần Thị Nên, Đỗ Văn Bình, Huỳnh Ngọc Tuyết, Bùi Thị Xuyến, Nguyễn Thị Ngọc... Và cũng từ đội ngũ kế thừa này, nhiều khoa, nhiều ngành học xã hội ở các trường đại học đã được mở ra...Th.S Trần Thị Nên nằm trong lứa học trò đầu tiên của bà hiện đang công tác ở Phòng Phát triển xã hội nhà thờ Đức Bà nói: “Nếu không gặp cô Oanh, có lẽ tôi vẫn buôn gánh bán mẹt như nhiều người cùng hoàn cảnh. Chính bà đã khiến tôi vươn lên như hiện nay và đến giờ tôi luôn hài lòng với cuộc đời mình...”.


Nhưng có lẽ đến tận những ngày cuối đời, điều quan tâm lớn nhất của Th.s Nguyễn Thị Oanh là nền giáo dục của nước nhà, là sự day dứt về việc làm sao hình thành nhân cách sống cho giới trẻ trong một xã hội mà ngày càng có nhiều trẻ “cô đơn ngay chính trong ngôi nhà mình”, trong khi tệ nạn và cạm bẫy đang giăng đầy bên ngoài.


Và điều quan tâm ấy đã khiến Th.S Nguyễn Thị Oanh như chạy đua với thời gian và bệnh tật. Không chỉ thỉnh giảng, trò chuyện với giới trẻ ở khắp mọi nơi, bà cùng đồng nghiệp đã lập nên “Hội quán đến với nhau” cách đây 2 năm với hơn 30 lần sinh hoạt chuyên đề về các đề tài nóng như HIV, kỹ năng làm cha, làm mẹ, khôn dại của bạn gái khi yêu... Và đều đặn mỗi cuối tuần, bà đều vượt mấy chục km về đây chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mà mình có được.


Có lần cuối tuần, chúng tôi đến “Hội quán đến với nhau” sớm hơn giờ hẹn, bắt gặp bà với mái đầu bạc trắng, ngả lưng nghỉ trưa trên chiếc bàn kê tạm. Bà bảo với tôi rằng: “Tôi đến đây vì các em cần, vì tìm thấy niềm vui trong công việc...”. Sức làm việc dẻo dai, sự cống hiến vì cộng đồng không ngơi nghỉ ấy thật đáng khâm phục.

Bà Nguyễn Thị Oanh, sinh ngày 25-12-1931, tại Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Tốt nghiệp cử nhân xã hội học năm 1955 tại Mỹ.

Học thạc sĩ về phát triển cộng đồng tại Philippines.

Trưởng Phòng Học vụ của Trường Quốc gia Công tác xã hội Sài Gòn: 1971-1973.

Sau 1975: Tham gia Hội Trí thức yêu nước, Hội Tâm lý, có vai trò quan trọng trong việc thành lập nhóm nghiên cứu công tác xã hội, tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng hiện nay.

Ngoài việc giảng dạy tại các trường đại học, bà làm cố vấn cho nhiều chương trình, dự án, nghiên cứu, viết sách, viết báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo