Muốn trở thành một người hài hước, bạn cần nắm vững 5 quy tắc sau đây:
Thứ nhất, nội dung phải tao nhã
Tuy là lời nói đùa nhưng nội dung khôi hài cũng phản ánh tư tưởng tình cảm, trình độ văn hóa của con người. Có người mở miệng đùa là toàn nói những chuyện tục tĩu khiến người ta không khỏi nghi ngờ là trong đầu óc người đó chứa toàn những chuyện bậy bạ.
Thứ hai, thái độ phải thân thiện
Tạo ra sự thân thiện với mọi người chính là mục đích của việc bông đùa, bởi vì quá trình nói đùa thực chất là giao lưu tình cảm, chứ không phải là vũ khí tấn công người khác. Nếu mượn những lời nói đùa để chế giễu, đả kích ai đó để thỏa oán giận thì như thế đã chứng tỏ mình là con người nhỏ mọn, tận dụng mọi cơ hội rất nhỏ để trả thù đối phương. Có thể trong lúc đó người ta thừa nhận bạn là người lém lỉnh, có tài ứng biến nhưng trong thâm tâm họ coi bạn là kẻ giảo hoạt, không thể kết bạn được.
Thứ ba, cử chỉ phải đúng lúc
Đôi khi người ta cũng sử dụng để hỗ trợ ngôn ngữ, cốt làm cho mọi người buồn cười, nhưng những cử chỉ này không thể tùy tiện mà phải có cân nhắc. Có người thấy đối phương sắp ngồi xuống liền lẹ tay kéo chiếc ghế ra xa làm cho họ mất đà ngã bổ ra nhà gây đau đớn và mất thể diện trước mọi người. Tưởng là đùa cho người ta vui, không ngờ hành vi đó khiến họ xấu hổ đỏ mặt và tức giận sinh ra thù oán.
Thứ tư, đùa phải tùy người
Cũng là một chuyện đùa nhưng có thể đùa với người này mà không thể đùa với người khác. Bởi vì thân thế, tính cách, tâm tính mỗi người một khác, nên khả năng tiếp nhận chuyện đùa cũng khác. Nói chung người ít tuổi không được trêu chọc người cao tuổi. Cấp dưới không được đùa cấp trên.
Thứ năm, phải thích hợp với hoàn cảnh
Người ta thường nói là “đùa không phải lúc”. Đó là những khi gặp bầu không khí đau buồn vì có người ốm đau, bệnh hoạn hoặc không khí trang nghiêm, khẩn trương mọi người cần nghiêm túc. Một lời nói đùa có thể rất hay, nhưng đưa ra vào lúc này khiến mọi người khó chịu, không chấp nhận.
Bình luận (0)