icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền có vào được cửa... tiên?

Nguyên Hà

Bản chất đồng tiền không xấu. Nó chỉ là thước đo, định lượng giá trị vật chất trong các giao dịch của đời sống. Chỉ có mục đích sử dụng đồng tiền mới làm nảy sinh tệ nạn.

Hiện tượng thứ gì cũng có thể “mua” đã lan ra thành dây chuyền, từ mua quan, mua án, mua tình, “tuyển vợ”... như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là cơ chế quản lý còn nhiều kẽ hở.

Khi tay đã nhúng chàm

Tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Một bộ phận cán bộ đã bị chao đảo trước sức nặng đồng tiền. Đồng tiền tung hoành, tác oai tác quái nhiều nơi trong bộ máy công quyền, cả trong lĩnh vực tư pháp. Một khi bàn tay của những vị cán bộ đã lỡ một lần cầm lấy đồng tiền bất chính, họ bắt đầu thành kẻ nô lệ đồng tiền.

Dư luận từng bàng hoàng khi hay tin cái chết của anh T., kế toán Thảo Cầm Viên Sài Gòn, do đồng nghiệp thuê côn đồ sát hại vì anh T. dám đứng ra tố cáo những khoản thu chi mờ ám. Hay trong vụ án trùm Hai Chi ở Bình Thuận, đồng tiền bất chính đã bịt mắt, bịt miệng nhiều cán bộ, gây nên tình trạng lộng hành của tên trùm xã hội đen kéo dài nhiều năm.

Đồng tiền bất chính kiếm được quá lớn, đã đẩy các vị quan tham vào con đường ăn chơi sa đọa. Trên các phương tiện truyền thông thỉnh thoảng đưa tin những cuộc ăn chơi sa đọa. Mới đây là hình ảnh ông phó viện trưởng VKSND quận R. đang “vui vẻ” với nhiều cô gái “chịu chơi” được tung lên một số báo. Những kiểu chơi tương tự như vậy không phải là chuyện hiếm. Dư luận đặt câu hỏi, nếu với đồng lương công chức, liệu ông phó viện trưởng nọ lấy đâu ra tiền để bước chân vào chốn trụy lạc? Hay khi vụ án PMU 18 bị phanh phui, nhóm quan chức tham nhũng ấy không chỉ có tham ô, hối lộ mà cả những kiểu chơi bời “hết cỡ” cũng được phơi ra.

Đến bây giờ, những lời độc thoại ám ảnh của nhà văn Honoré de Balzac khi nói về đồng tiền vẫn còn nguyên giá trị: “Đồng tiền lăn đi lăn lại trên môi con người, biến cái thiện thành cái ác, cái hay thành cái dở, cái không thể thành cái có thể...” (Tấn trò đời).

Tiền hết, tình tan

Vụ cô giáo ở Trường THPT Lê Quý Đôn nhận đô la từ các vụ chạy trường rồi cũng lòi ra. Bây giờ với của dư luận, họ đang “chết”, “chết” vì danh dự, nhân phẩm, nhân cách bị bán sạch!

Dư luận truyền tai nhau câu chuyện của bà X., giám đốc của một công ty khá nổi tiếng ở Bình Thuận. Công việc kinh doanh đang lên, chồng biết gánh vác, sẻ chia công việc với vợ, các con ngoan học giỏi. Hạnh phúc cứ ngỡ đã vẹn tròn với người phụ nữ ở tuổi hồi xuân này nhưng từ ngày bà rao tuyển bảo vệ tháp tùng với chỉ tiêu “to cao, đẹp trai”, chỉ sau 3 tháng được anh vệ sĩ đẹp mã tháp tùng, bà X. đưa đơn ly dị chồng, công khai mối quan hệ. Bà được anh vệ sĩ đưa đi chu du khắp những nơi mà bà cứ ngỡ thiên đường của hai người. Công việc kinh doanh bỏ bê, chỉ khi nợ nần ập đến, người tình dứt áo ra đi, bà X. mới tỉnh mộng. Hay trong nhiều vụ án, nhan nhản các đại gia dùng tiền lập “phòng nhì”, cung phụng bồ nhí là những cô gái “chân dài”. Chỉ khi đại gia thất thời, ngồi “bóc lịch” trong các nhà giam mới thấm thía cảnh “tiền hết, tình tan...”.

Trong một vụ án hình sự xử về tội buôn lậu, hối lộ vừa mới diễn ra tại TAND TPHCM, bị can trong vụ án là giám đốc một công ty khá nổi tiếng. Những người dự khán đã không khỏi chạnh lòng trước câu nói thảm thiết của cô bé học sinh một trường THPT, con bị cáo: “Từ trước đến nay, bạn bè bảo con sướng hơn tiên. Nhưng con không cần “tiên” kiểu ấy, thà con đến trường bằng xe đạp, ăn sáng chỉ một nắm xôi. Bố ơi! Bây giờ con làm sao sống nổi với bạn bè và dư luận”. Cái giá ấy làm sao người bố trả nổi?

Đồng tiền chỉ là phương tiện. Phương tiện đó rất cần cho cuộc sống, nhưng nó không thể là mục đích phải đạt cho được bằng mọi giá. Bill Gates, tỉ phú giàu nhất thế giới, chủ tập đoàn lừng danh Microsoft, ai cũng biết, đồng tiền kiếm được là bằng chính tài năng của ông. Khi đã quá giàu ông mới “ngộ” ra rằng, con người chỉ được hạnh phúc trọn vẹn khi đem lại hạnh phúc cho người khác. Con số hàng tỉ USD Bill Gates làm từ thiện đã nói lên điều đó.

Tự thân đồng tiền không xấu, nó chỉ trở thành phương tiện gây tác hại bởi người sở hữu nó. Chính vì vậy nên mới có câu “Tiền bạc là người đầy tớ tốt nhưng lại là ông chủ xấu!”.

Sau bài viết “Băng hoại nhân cách, tha hóa con người”, diễn đàn Giữa dòng xoáy đồng tiền đã nhận được khá nhiều ý kiến của bạn đọc. Trang Gia đình-Lối sống số thứ bảy ngày 23-9 sẽ trích đăng những ý kiến đóng góp thẳng thắn và chân tình đó. Mời bạn đọc tiếp tục tham gia diễn đàn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo