icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vợ chồng là nghĩa tào khang...

Tố Trâm

Sau hai tuần mở diễn đàn Quản lý Tài chính gia đình, chúng tôi đã nhận nhiều thư và bài viết của bạn đọc, cộng tác viên gởi đến.

Đây là vấn đề nhạy cảm mà hầu như gia đình nào cũng đã và đang đối mặt. Bài viết này xem như một tổng kết để kết thúc diễn đàn với mong muốn bạn và tất cả chúng ta chọn cho gia đình mình cách quản lý tài chính tốt nhất để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Có vài nguyên tắc chung, đó là: tin cậy, tôn trọng, minh bạch, trách nhiệm và tình yêu. Bảo đảm những nguyên tắc ấy thì việc quản lý tài chính sẽ dễ dàng, hợp lý và hạnh phúc sẽ không vì tiền mà vỗ cánh bay đi.

Minh bạch, tôn trọng và tin cậy

Thật ra, tài chính gia đình do ai quản lý không quan trọng. Vấn đề là giữa hai vợ chồng phải có sự đồng thuận, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau. Tất nhiên, để đạt được điều đó thì sự rõ ràng, minh bạch trong chi tiêu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. “Đồng tiền liền khúc ruột”. Chẳng ai có thể vui vẻ, vô tư khi đồng tiền mồ hôi, nước mắt mình kiếm được lại bị phung phí hoặc chi tiêu không hợp lý.

Tuy nhiên, đừng vin vào cớ đó, rồi tự cho mình quyền kiểm tra và quản lý chi tiêu của chồng một cách khắt khe, quá quắt kiểu như trong bóp ông chồng luôn chỉ có đúng một tờ năm chục ngàn đồng, nhiều hơn sẽ bị sung vào công quỹ. Làm như thế chẳng khác nào các bà vợ đẩy chồng vào thế phải lập quỹ đen, để rồi từ quỹ đen nảy sinh những chuyện mờ ám khác ngoài dự tính.

Cũng đừng như những ông chồng biện minh vì vợ đoảng (dĩ nhiên cuộc đời vẫn tồn tại kiểu phụ nữ luôn khiến chồng phải trả những món nợ “trời ơi” do thua bài bạc hoặc chi xài hoang phí, nhưng số ấy thật sự rất ít) nên phải gánh vác trách nhiệm tính toán, quản lý tiền bạc, mà thực chất là vì bản chất ki bo, nghĩ mình làm ra tiền nên có quyền quyết định tất cả, xem vợ chẳng hơn gì người giúp việc. Ẩn sau những câu chuyện kể trên là sự thiếu tin cậy và tôn trọng người bạn đời của những người vợ hoặc chồng “nội tướng”. Và nếu chẳng may sống với người như thế, hạnh phúc chắc chắn là điều hết sức khó khăn.

Trách nhiệm và tình yêu

Ngày nay, xu hướng vợ chồng có tài khoản, thẻ tín dụng riêng kiểu phương Tây đã xuất hiện ở Việt Nam. Nhìn trên góc độ tích cực, đó là xu hướng tốt, tạo nên sự bình đẳng, rõ ràng và minh bạch trong quản lý tài chính gia đình. Tuy nhiên, sự sẻ chia khi cần; sự bàn bạc, đồng thuận khi quyết định một vấn đề lớn liên quan đến tổ ấm chung vẫn rất cần thiết và quan trọng. “Vợ chồng là nghĩa tào khang”, không đơn thuần chỉ là hai người góp tiền, góp gạo sống chung; càng không phải là chuyện vui thì hợp, buồn thì tan.

Bước vào cuộc sống vợ chồng, người trong cuộc phải luôn nghĩ đến đó là cuộc hôn nhân kéo dài suốt cuộc đời để từ đó sống có trách nhiệm, bổn phận, tình nghĩa và bao dung hơn. Người ta có thể đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cho nhau thì chuyện ai là người làm ra tiền nhiều hơn, ai là người quản lý tiền không còn là mối bận tâm nữa. “Tiền anh” hay “tiền tôi” dẫu cho ban đầu có sự phân định rạch ròi thì cuối cùng cũng là “tiền của chúng ta”, là tương lai của con cái và hạnh phúc của gia đình.

Chọn cách ứng xử đúng mực, tế nhị, minh bạch và yêu thương; quản lý chi tiêu hợp lý thì không có cặp vợ chồng nào phải nhức đầu hay khổ vì tiền cả. Bởi tiền bạc chỉ là phương tiện giúp người ta sống đầy đủ, sung sướng hơn chứ không thể thay thế được hạnh phúc gia đình và tình nghĩa vợ chồng.

Người vợ quản lý tài chính gia đình là tốt nhất

Theo tâm lý học giới tính, bản tính của người phụ nữ là tỉ mỉ, tiết kiệm, vì thế tài chính gia đình do người phụ nữ nắm giữ là tốt nhất. Từ xưa ông bà ta cũng đã đúc kết: “đàn ông như cái đăng, đàn bà như cái đó” (*) hay “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” như một cách phân công vai trò, trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình. Bản chất người đàn ông phóng khoáng, vung tay quá trán nên không biết cách chi tiêu thật hợp lý. Nếu giao việc quản lý tài chính cho anh ta thì chắc chắn sẽ có cảnh đầu tháng no đủ, giữa tháng đã thiếu hụt, làm sao còn tiền dự trữ cho tương lai?

Tất nhiên, cũng có những người đàn ông có tâm lý đàn bà và họ tính toán chi li còn hơn cả phụ nữ. Họ giành quyền quản lý tiền bạc trong gia đình chẳng qua là để bảo vệ tính đàn bà của mình. Đó là điều trái với quy luật tự nhiên. Người vợ không hạnh phúc đã đành mà ngay cả ông chồng vì mải tính toán tỉ mỉ, quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt nên thiếu tầm nhìn xa và không thể tiến thân trong xã hội.

Nói tóm lại, không nên phia chia rạch ròi kiểu “tiền anh- tiền tôi- tiền chúng ta”, vì như thế là không tin tưởng nhau, tạo nên “quỹ đen” và những mối nghi ngờ âm ỉ giữa vợ chồng. Tiền gia đình là “tiền của chúng ta” và người quản lý chi tiêu là người vợ. Như vậy vừa thuận với quy luật tự nhiên, vừa phù hợp với chức năng và đặc điểm tâm lý giới tính. Tất nhiên, giữa hai vợ chồng luôn có sự đồng thuận, thông cảm và tin cậy. Riêng người phụ nữ vì nắm giữ ngân quỹ gia đình, nên phải có trách nhiệm quản lý và chi tiêu hợp lý để tổ ấm luôn vững bền, hạnh phúc. Đồng tiền của chồng kiếm ra như “gió vào nhà trống” thì tổ ấm cũng dễ dàng bị gió cuốn bay.

Thạc sĩ giáo dục học Võ Văn Nam (Khoa Tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm TPHCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo