icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vươn lên trong nghịch cảnh

Xuân Hồng - Bảo Hạnh

Một người đàn ông 19 lần tháo khớp tứ chi; một cô gái mù trở thành sinh viên, giáo viên tin học. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ cùng có chung ý chí vươn lên chính trên nghịch cảnh của mình Họ là những người khiếm khuyết về bản thân nhưng tinh thần và ý chí vươn lên trong cuộc sống của họ lại tỏa sáng vẹn toàn

Người đàn ông hát rong

Mất hơn một giờ đồng hồ dò dẫm, chúng tôi mới đến được căn nhà của vợ chồng nghèo Trương Mãi. Đoạn đường dài chỉ hơn 3 km từ trụ sở xã Lộc An về làng Bàn Môn lô xô đá, bùn đất nhão nhoẹt, xen kẽ những ổ voi. Đón chúng tôi với nụ cười thân thiện, vẻ mặt hốc hác sau những chuyến đi “làm ăn” xa, anh Mãi tâm sự: “Cũng tính đi một chuyến miền Nam nhưng ngón tay mới tháo khớp tiếp tục bị hoại tử nên chưa thể đi xa. Ngồi ở nhà lâu biết lấy chi mà ăn, rồi còn tiền cho mấy đứa con nộp học nữa”.

Năm 1989, người lính trẻ này từ đất bạn Lào trở về quê và kết duyên với cô gái Hồ Thị Hiếu. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ chật vật nhưng hạnh phúc hơn khi những đứa con ra đời. Vậy mà, bất hạnh bỗng đổ xuống khi anh Mãi phát bệnh, tay chân tê dại, đau buốt. Bác sĩ kết luận anh bị tắc động mạch vành tứ chi. Không có tiền chạy chữa, anh liều ở nhà. “May nhờ các bác sĩ ở trạm xá thương tình đến nhà tháo khớp cho”- anh Mãi nhớ lại. Lúc đầu là ngón chân, sau đó cả khuỷu chân, rồi cánh tay... anh dần phải lìa bỏ. Cách đây vài tháng, anh lại phải tháo khớp tay, đó là lần thứ 19 phải cắt bỏ tứ chi. Đau bệnh nhưng sợ con thất học, anh quyết định dùng giọng hát của mình để mưu sinh. Anh Mãi kể: “Trước khi hành nghề hát rong, tôi lê la nhà người quen có dàn karaoke ngồi nghe họ hát rồi hát nhẩm theo. Đoạn nào khó nhớ tôi chép lại về nhà luyện tiếp”. Ngày đầu tiên, cha con anh Mãi “trình làng” ở chợ Truồi, Phú Lộc với ca khúc Tình cha của Ngọc Sơn, người dân đã bật khóc.

img
Ông Trương Mãi đang luyện giọng tại nhà

Nhờ giọng ca của anh, ba đứa con nhỏ đã không dở dang việc học. Khi T. Q. V, con trai đầu lòng của anh Mãi, thi đỗ một lúc 3 trường đại học (hiện đang là sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) thì con đường hát rong của anh nông dân tật nguyền ngày càng dài thêm. Hai cô con gái B. T. và T. B đều là những học sinh xuất sắc của Trường An Lương Đông, Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Con đường nuôi chữ cho con của người đàn ông tật nguyền với 19 lần tháo khớp tứ chi gian nan như thế nhưng lúc nào anh cũng tự hào: “Con mình học giỏi và ngoan lắm nên mình càng phải cố gắng!”.

Cô gái mù trở thành sinh viên

“Chịu khó, nỗ lực, cầu tiến” là nhận xét của ông Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội Người mù TPHCM, dành cho cô học trò nhỏ Nguyễn Huỳnh Phương Thảo - sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành khoa học xã hội & nhân văn của Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Năm 13 tuổi, Thảo vào sống hẳn tại Hội Người mù TPHCM. Dù ít nhiều vẫn còn mặc cảm so với những bạn cùng lớp nhưng Thảo lại là chủ nhân của một sự tự tin không dễ gì có được. Đã 2 năm nay, cứ đến 6 giờ 30 là Thảo lại đón xe buýt từ 185 Cống Quỳnh đến Trung tâm Phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù ở khu phố 3, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TPHCM. Đó là nơi Thảo tự tin hoạt bát trong vai trò giáo viên dạy tin học cho những người cùng cảnh ngộ. Lớp học do Thảo phụ trách có 11 học viên là các hội viên của Hội Người mù tỉnh Sóc Trăng và TP Cần Thơ.

Trong các học viên của mình, Thảo ấn tượng nhất là anh Lưu Bửu Bửu. Từ anh kỹ sư điện - điện tử của Công ty Bao bì Sadico Cần Thơ, chỉ sau một tai nạn giao thông cách đây gần 2 năm, anh Bửu đã đứt mất dây thần kinh thị giác, khứu giác và mất một phần xương sọ. Vết thương này chưa lành thì Bửu đã phải chịu thêm một nỗi đau khác, người vợ trẻ đã bỏ đi cùng với toàn bộ số tiền bảo hiểm tai nạn của Bửu. Trong tận cùng nỗi đau, Bửu không cho phép mình đầu hàng: “Tôi sẽ còn cố gắng nhiều hơn. Hoàn thành lớp học này, tôi sẽ mở dịch vụ đánh máy vi tính tại nhà để kiếm thu nhập”.

Càng khó khăn, cô trò càng nhắc nhau cố gắng. Nhìn Thảo di chuyển nhanh nhẹn giữa các máy, hướng dẫn cho từng học viên mới thấy công việc này có ý nghĩa thế nào với Thảo. Khát vọng của cô giáo này là khoảng cách giữa người khiếm thị và những người bình thường sẽ được rút ngắn để người khiếm thị sẽ có thể tham gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo