Đặt việc nào trước, việc nào sau? Hoặc giả nếu bạn đã lên kế hoạch một cách sít sao thì bỗng có một sự kiện quan trọng xen vào khiến bạn bối rối? Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn một số gợi ý:
Tự vấn. Bạn hãy tự hỏi xem mình đang thật sự cần gì? Điều gì đối với bạn là quan trọng nhất? Những việc làm hiện nay của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu của bạn? Bạn hãy liệt kê câu trả lời của mình lên giấy, càng chi tiết càng tốt.
Xác định quyền ưu tiên cho công việc. Sau khi liệt kê đầy đủ các công việc mà bạn phải làm, hãy đánh dấu chúng theo thứ tự ưu tiên. Những việc không thật sự cần thiết hoặc gây lãng phí thời gian bạn phải xem xét lại và ghi tất cả.
|
Bạn phải phân loại được việc quan trọng bao gồm những việc quan trọng có giới hạn về thời gian và việc quan trọng nhưng không gấp lắm để có sự chuẩn bị và định hướng hợp lý. Bạn cũng xác lập được những việc không quan trọng như một vài tin nhắn, cuộc điện thoại tán gẫu hay những chuyện vặt vãnh làm lãng phí thời gian...
Lập kế hoạch và cân bằng cuộc sống.
Dựa vào bảng phân loại trên bạn hãy lập kế hoạch thực hiện các công việc cho hằng ngày, hằng tuần, hằng năm. Mỗi bản kế hoạch nhớ đánh dấu mức độ ưu tiên của bạn. Khi gặp phải trở ngại nào khiến bạn không thể thực hiện hết những việc bạn đã đề ra, hãy chọn lựa giải quyết chúng theo thứ tự bạn đã xác định. Bạn có thể chọn cho mình một hình thức giải trí thích hợp để giải tỏa áp lực công việc.
Luôn lạc quan và nỗ lực ý chí. Người lạc quan là người luôn suy nghĩ tích cực, luôn phấn khích, nhiệt huyết với cuộc sống, luôn biết ơn và không hay phàn nàn, than vãn. Lạc quan để đam mê và phấn đấu trong công việc, lạc quan để vượt qua áp lực, lạc quan để đứng dậy sau thất bại, lạc quan để sáng tạo và mạnh dạn hơn trong công việc.
Khẳng định bản thân. Đừng quên phương châm:“Những gì bạn nói có thể bạn sẽ thực hiện được. Những gì bạn nói không thể, bạn sẽ không thể thực hiện”.
Bình luận (0)