xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Yêu thương... lệch lạc

THÁI THANH

Khởi đầu là niềm tin, cảm mến nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống, những bạn trẻ ấy, dù không hề mắc bệnh đồng tính, cũng vô tình biến mình thành kẻ bị lệ thuộc

Chuông điện thoại reo vào lúc nửa khuya, đầu dây bên kia, một giọng nam xin được tư vấn: “Cô ơi, tụi em là sinh viên năm thứ ba trường đại học X. Chúng em gồm 4 bạn nam cùng ăn, cùng ở, cùng học và sinh hoạt chung với nhau trong một phòng trọ. Vào một đêm nọ, chúng em tổ chức tiệc, sau khi cả nhóm ăn uống no say, có một anh bạn lớn tuổi nhất trong nhóm đã lợi dụng em, với những cử chỉ hôn hít, âu yếm... làm em rất khó chịu”.

Bức xúc lúc nửa đêm.

- Bằng giọng đứt quãng, cậu sinh viên tiếp tục giãi bày: “Sáng hôm sau, những người bạn còn lại nhìn em với ánh mắt giễu cợt. Họ còn hỏi em: “Sao, nay mày mới biết phải không?...”. Qua cách nói của họ em mới biết em là người cuối cùng bị anh đó lợi dụng. Em bối rối không biết xử trí thế nào. Bởi anh bạn ấy là người đã từng giúp đỡ tụi em trong việc ăn, ở cũng như tiền học các thứ”. Câu chuyện của nhóm sinh viên này khiến tôi suy nghĩ thật nhiều.

Đây không phải là một trường hợp cá biệt, H., một kỹ sư công nghệ thông tin, là một người rất “nam tính”, nhưng lại là nạn nhân của một vụ ghen tuông kỳ lạ. H. kể: “Thời sinh viên, tôi chơi thân với một người bạn trai tên T., người cao ráo, trắng trẻo, thư sinh. Tôi cũng thấy lạ, vì đã là năm cuối đại học rồi mà bạn ấy vẫn chưa có người yêu, cũng không chơi thân với ai. Cho đến kỳ thực tập tốt nghiệp, tôi và T. thực tập chung ở một công ty. Trong thời gian thực tập, tôi bị một người lạ gọi điện thoại đến công ty hăm dọa đủ điều, trong đó có nói sẽ giết tôi. Khi không gặp tôi thì người đó gặp lãnh đạo công ty nói xấu, vu khống tôi làm tôi phải viết tường trình với lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, tôi vẫn không tìm ra nguyên nhân, vì thật ra tôi không làm điều gì sai trái, cũng không gây thù oán với ai. Về sau, thông qua một cô giáo ở khu nội trú của trường, tôi mới biết T. là nạn nhân của chuyện đồng tính luyến ái. Chính anh bạn ở cùng phòng ký túc xá, hơn T. một khóa, đã quyến rũ T. suốt bốn năm đại học, với nhiều thủ đoạn, như bao ăn ở học hành (vì hoàn cảnh gia đình T. rất khó khăn), để rồi khống chế T. về tình cảm... Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ: Sở dĩ có chuyện gọi điện thoại quậy phá, hăm dọa..., là do anh bạn đó ghen vì tôi là người “dám” rủ T. đi thực tập chung”.

Tỉnh táo để chối từ

- Không chỉ ở giới trí thức mà trong giới thanh niên công nhân cũng dễ mắc phải nạn đồng tính. Bà L., quê ở An Giang, lặn lội lên TPHCM thăm cô con gái rượu đang làm công nhân may trong một xí nghiệp ở quận Bình Tân. Trong chuyến thăm này ngoài việc biết chỗ ở, nơi làm của con, bà còn muốn xem cuộc sống tình cảm, riêng tư của con thế nào, vì đã ngoài 30 tuổi mà chưa nghe thấy con bàn chuyện lập gia đình, cũng không thấy bất kỳ bạn trai nào lui tới, dù nhan sắc con bà không đến nỗi nào. Bà bức xúc kể với nhà tư vấn: “Trong một tuần ở trọ cùng con gái, tôi thấy nhiều việc bất thường. Con gái tôi ở chung phòng với một bạn gái cùng xí nghiệp may. Đi đâu hai đứa cũng đi chung, như hình với bóng. Cô gái kia cũng không có bạn trai. Để thử lòng con, tôi có nói: “Mẹ lên đây lần này là để nói với con một chuyện. Cha mẹ đã già rồi, muốn con sớm yên bề gia thất. Hay là con về quê, có cậu N. nhiều năm nay vẫn chờ con, về may ở gần nhà, bây giờ dưới đó có nhiều khu công nghiệp...”. Chưa nói hết ý, con tôi đã phản ứng, còn cô gái kia thì khó chịu ra mặt!

Qua cách trình bày của bà L. thì chính con bà là nạn nhân của chuyện đồng tính, chứ trước đây tính tình của con gái không phải như vậy! Rõ ràng, sống cùng một môi trường, một hoàn cảnh nào đó, những người đồng giới có thể nảy sinh cảm xúc. Nếu không may gặp phải người mắc chứng đồng tính luyến ái, không ngại dùng tiền bạc bao ăn ở, chi phí học hành... và che chở mọi thứ... họ sẽ dễ dàng lệ thuộc họ, rồi sau đó gần gũi với nhau về thân xác...

Khởi đầu là niềm tin, cảm mến nhau, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống, những bạn trẻ ấy, dù không hề mắc bệnh đồng tính, cũng vô tình biến mình thành kẻ bị lệ thuộc về tình cảm, vật chất rồi cuối cùng trở thành người đồng tính luyến ái thực sự. Chung quy, đó là sự dễ dãi với bản thân và nuông chiều, nuôi dưỡng những cảm xúc lệch lạc của mình. Những người bị bệnh đồng tính không xấu, họ đã và đang phải đấu tranh rất nhiều mới có thể hòa nhập được với cộng đồng. Tỉnh táo nói không, kiên quyết từ chối và bày tỏ thái độ thẳng thắn ngay từ đầu là cách giải quyết mà các bạn trẻ không muốn vướng vào những quan hệ lệch lạc phải làm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo