Hãng Reuters tóm tắt thông điệp của tổng thống Mỹ gửi tới thủ tướng Israel khi hai nhà lãnh đạo điện đàm lần đầu tiên sau hơn một tháng.
Theo đó, những khu vực mà quân đội Israel đã kiểm soát còn hỗn loạn, chưa ổn định. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh khủng hoảng nhân đạo sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công ở Rafah.
Ông Biden cũng cảnh báo ông Netanyahu rằng một cuộc tấn công trên bộ ở TP Rafah sẽ là một "sai lầm".
Ông Biden nói: "Chúng ta đã có nhiều cuộc thảo luận ở nhiều cấp độ khác nhau giữa quân đội, tình báo, các nhà ngoại giao hoặc các chuyên gia nhân đạo. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có cơ hội có một cuộc thảo luận chiến lược, toàn diện, tổng hợp, toàn diện".
Tổng thống Biden nói với Thủ tướng Netanyahu rằng ông cần một chiến lược chặt chẽ cho dải Gaza, "thay vì Israel tấn công Rafah".
Về phía Israel, Thủ tướng Netanyahu đã đồng ý với yêu cầu của ông Biden về việc gửi một nhóm quan chức an ninh hàng đầu của Israel tới Washington để thảo luận về kế hoạch Rafah của nước này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu cho biết ông đã nhấn mạnh với Tổng thống Biden về việc đạt được mục tiêu của Israel là loại bỏ Hamas, thả con tin và đảm bảo Gaza sẽ không còn là mối đe dọa đối với Israel.
Đồng thời, ông Netanyahu tuyên bố cung cấp viện trợ nhân đạo cần thiết để giúp đạt được những mục tiêu nêu trên.
Cùng ngày, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng hai nước sẽ có một cuộc thảo luận toàn diện về con đường phía trước ở dải Gaza.
Ông Sullivan cho biết cuộc họp có thể diễn ra trong tuần này hoặc tuần sau. Trước cuộc đàm phán sẽ không có hoạt động nào liên quan đến Rafah được tiến hành.
Bên cạnh đó, ông Sullivan nói rằng ông Biden không nêu hạn chế viện trợ cho Israel.
Giới quan sát đánh giá Mỹ đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi số người chết ở dải Gaza tăng vọt và tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ.
Theo kênh truyền hình tin tức Al-Jazeera, nhiều người dân ban đầu sơ tán đến miền Trung Gaza và sau đó chuyển đến TP Khan Younis phía Nam. Cuối cùng, họ lại buộc phải tránh đến Rafah, giáp biên giới Ai Cập.
Trong 5 tháng qua, dân số Rafah đã vọt lên hơn 1,5 triệu người, tăng từ khoảng 300.000 người trước khi xảy ra xung đột.
Các nhà lãnh đạo Israel nhiều lần bày tỏ ý định tấn công Rafah, nơi đóng vai trò là trung tâm quan trọng của viện trợ nhân đạo qua biên giới Ai Cập. Tuy nhiên, các nước phương Tây, bao gồm đồng minh của Israel ở châu Âu, cảnh báo nước này không nên tấn công Rafah.
Bình luận (0)