Trong đó, tại giao lộ Út Tịch - Cộng Hòa (quận Tân Bình), CSGT phát hiện ông D. lái ô tô có kết quả đo nồng độ cồn là quá 0,3 mg/lít khí thở. Với lỗi vi phạm này, tài xế bị tạm giữ phương tiện, bị lập biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 17 tháng.
Phòng CSGT Công an TP HCM cho biết từ ngày 24-11 đến 3-12, lực lượng CSGT thành phố tổng kiểm soát 54.950 người điều khiển phương tiện giao thông với 19.090 ô tô, 35.860 xe máy. Qua đó, lập biên bản xử lý vi phạm đối với 1.613 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Theo đơn vị này, những ngày qua, lực lượng chức năng liên tục ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn trên toàn thành phố.
Tại cuộc họp triển khai một số nội dung công tác trọng tâm cuối năm 2023, Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TP HCM, khẳng định trong cao điểm này, CSGT thành phố sẽ tập trung xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy... trong những khung giờ cao điểm theo tính toán của lực lượng chức năng. Lãnh đạo Công an TP HCM đánh giá người tham gia giao thông sử dụng nồng độ cồn, chất kích thích vừa gây ra tai nạn giao thông vừa làm mất an ninh trật tự.
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, có nên cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn không?
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bình luận (3)
Sáng sớm bắt đo nồng độ cồn thì nhiều vi phạm là phải khi quy định bằng 0 và người vi phạm uống bia rượu từ tối hôm qua.
Việc lực lượng CSGT ra quân đo nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết, nhất là dịp gần Tết, để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cần tiến hành đo vào khung giờ phù hợp như từ trưa đến tối khuya.
Trên 0,05 mới bị phạt là hợp lý.