xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo

Đặng Trinh

(NLĐO)- Hơn 165 cán bộ quản lý, giáo viên tại quận Tân Bình (TP HCM) đã có một chuyên đề học thú vị, thực hành các bài tập như viết thông cáo báo chí, tổ chức cuộc họp báo, sắm vai nhà báo...khi xử lý khủng hoảng truyền thông.

Ngày 3-8, Phòng GD-ĐT quận Tân Bình đã tổ chức chuyên đề kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông trong trường học.

Hơn 165 cán bộ quản lý, giáo viên đến từ các trường mầm non, tiểu học, THCS tại quận Tân Bình tham dự buổi "học" đặc biệt" này.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 1.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 2.

Giáo viên thực hành viết thông cáo báo chí tại buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, nhà báo Nguyễn Trường Uy (Báo Tuổi Trẻ), cho biết quản lý khủng hoảng truyền thông là một kỹ năng quan trọng trong các trường học cần phải có. Việc chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng kịp thời với các vấn đề truyền thông có thể giúp bảo vệ, nâng cao uy tín của nhà trường và an toàn cho học sinh, phụ huynh và xã hội.

Khi khủng hoảng xảy ra, theo ông Uy, trường học cần phải có kế hoạch ứng phó để giải quyết sự việc, kiểm soát tình hình. Việc ứng phó khủng hoảng một cách chuyên nghiệp sẽ giúp bảo vệ và khôi phục uy tín của trường.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 3.

Nhà báo Nguyễn Trường Uy (Báo Tuổi Trẻ), cho biết quản lý khủng hoảng truyền thông là một kỹ năng quan trọng trong các trường học cần phải có

Để xử lý khủng hoảng truyền thông, trường học cần thiết lập nhóm, có phân công cụ thể các công việc cho từng đối tượng. “Các kênh truyền thông hiệu quả để xử lý khủng hoảng gồm website trường, mạng xã hội, email, họp báo, thông cáo báo chí” - ông Uy nhấn mạnh.

Không đơn thuần chỉ học lý thuyết về các bước để xử lý khủng hoảng, các thầy cô còn được thực hành qua 3 bài tập rất cụ thể.

Đầu tiên, các thầy cô thực hành kỹ năng viết thông cáo báo chí về một tình huống xảy ra trong nhà trường như học sinh đánh nhau gây thương tích, phụ huynh tố cáo cô giáo ép học sinh học thêm, một học sinh tử vong tại lớp.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 4.

Nhiều tình huống từ thực tiễn được nêu ra tại chương trình

Ở bài tập thứ hai, các thầy cô được thực hành kỹ năng trả lời báo chí qua bài tập nhóm. Trong đó, một người đóng vai hiệu trưởng, một người đóng vai hiệu phó và một người đóng vai phóng viên đến xác minh một sự việc xảy ra trong trường đó có thể là một vụ ngộ độc, tin đồn thất thiệt về trường.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 5.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 6.

Giáo viên thực hành các bài tập xử lý khủng hoảng truyền thông trong trường học

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 7.

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 8.

Thảo luận sôi nổi

Bài tập cuối cùng tại chương trình gây sôi động cả khán phòng khi giả định tổ chức một cuộc họp báo với sự cho phép của cấp trên để giải quyết những tin đồn thất thiệt đang khiến dư luận xôn xao. 

Trong đó, 5 thầy cô đóng vai là ban giám hiệu trường, các thầy cô còn lại sẽ đóng vai là những phóng viên đặt câu hỏi. Bài tập là cơ hội để các cô thể hiện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề.

Bà Đặng Thị Mỹ Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, cho biết qua việc tham gia vào tình huống giả định một cuộc họp báo đã cho thấy thái độ, ứng xử của lãnh đạo nhà trường rất quan trọng. Khi trả lời các câu hỏi, người lãnh đạo cần bình tĩnh, lắng nghe và trả lời với thái độ cầu thị.

Hiệu trưởng còn thiếu kinh nghiệm khi trao đổi thông tin với truyền thông

TP HCM: Khi thầy, cô "học" viết thông cáo báo chí, sắm vai nhà báo- Ảnh 9.

Ông Phan Văn Quang, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình, cho biết trong thực tế trường học xảy ra rất nhiều vấn đề như ngộ độc thực phẩm, bạo lực học đường, vấn đề ứng xử của thầy cô giáo với học sinh, phụ huynh học sinh, giữa các giáo viên với nhau...

Thực tế cho thấy việc trao đổi thông tin với truyền thông hiện nay của các hiệu trường còn thiếu kinh nghiệm do họ chưa được trang bị những kiến thức cần thiết.

Buổi tập huấn với sự tham gia của chuyên gia sẽ giúp các thầy cô nắm vững những kỹ năng cần thiết để xử lý khủng hoảng một cách hiệu quả. Không những thế, buổi tập huấn còn giúp cho các hiệu trưởng nắm được kỹ năng truyền thông về những điều tích cực trong trường.

"Nếu thực hiện công tác truyền thông tốt, phụ huynh sẽ hiểu hơn và sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục"- ông Quang nói.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo