tổ chức ngày 10-5. Theo đó, ngành y tế đang trình các cấp thẩm quyền trong việc xúc tiến xây trung tâm tầm soát ung bướu để phát hiện sớm bệnh, giúp điều trị hiệu quả, đỡ tốn kém.
Theo bác sĩ Tuấn, cơ sở 2 của bệnh viện đã triển khai toàn bộ hoạt động được hơn 1 năm. Từ khi về cơ sở mới, lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng tăng với mỗi ngày tiếp nhận khoảng 4.800 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó 81% là bệnh nhân từ các tỉnh, thành trên cả nước; mổ hơn 37.000 trường hợp; xạ trị 180.000 trường hợp và hóa trị 300.000 trường hợp.
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc mới ung thư thuộc nhóm trung bình của thế giới nhưng lại thuộc nhóm tử vong cao tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu tại 3 bệnh viện nước ta cho thấy do bệnh nhân chủ yếu phát hiện bệnh trễ (giai đoạn 3-4) chiếm 50%-80%. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao phát hiện sớm hơn. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản dù tỉ lệ người bệnh mắc mới cao hơn Việt Nam nhưng tỉ lệ tử vong thấp hơn, bởi họ có chương trình tầm soát bệnh tốt giúp phát hiện bệnh sớm.
Gần 10 năm qua, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng có khoa tầm soát ung thư chuyên tầm soát từ khi chưa có triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao vì đa phần bệnh nhân đến khám khi có triệu chứng. Bên cạnh đó, cơ sở 1 thời điểm đó cơ sở vật chất chưa đáp ứng...
Bình luận (0)