icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc phát hiện loài “rồng Đồng Nam” dài 28 m

Anh Thư

(NLĐO) - "Rồng Đồng Nam" đã lang thang ở khu vực nay là quận Đồng Nam, TP Trùng Khánh - Trung Quốc khoảng 147 triệu năm trước.

Theo Sci-News, "rồng Đồng Nam" có danh pháp khoa học là Tongnanlong zhimingi, một loài mới thuộc một chi mới là Tongnanlong của họ Mamenchisauridae, phân thứ bộ Sauropoda (khủng long chân thằn lằn).

Trong danh pháp này, "Tongnan" chính là "Đồng Nam", tên một quận của TP Trùng Khánh, nơi xương của con quái vật khổng lồ được tìm thấy từ thành hệ Suining kỷ Jura muộn, một phần của lưu vực Tứ Xuyên.

Trung Quốc phát hiện loài “rồng Đồng Nam” dài 28 m - Ảnh 1.

Các phần xương hóa thạch khổng lồ của "rồng Đồng Nam" được khai quật ở quận Đồng Nam, TP Trùng Khánh - Trung Quốc - Ảnh: Scientific Reports

Các con khủng long thuộc họ Sauropoda - gọi chung là Sauropod - là những sinh vật lớn nhất từng bước đi trên các lục địa của Trái Đất.

"Rồng Đồng Nam" là một loài có kích cỡ khá lớn trong đại gia tộc này, với chiều dài cơ thể khi còn sống có thể lên tới 28 m, hoặc ít nhất là 23 m, theo nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi TS Xuefang Wei từ Trung tâm Khảo sát địa chất Trung Quốc.

Nó sống vào khoảng 147 triệu năm trước, tức thuộc thế Jura muộn - thế địa chất cuối cùng của kỷ Jura.

Do vậy, Tongnanlong zhimingi cũng là bằng chứng sống động về sự tiến hóa ngày một lớn hơn của dòng họ khủng long chân thằn lằn trong giai đoạn chuyển tiếp giữa kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng.

Con quái vật đã được phát hiện một cách tình cờ giữa lớp đá bùn và đá sa thạch màu đỏ tía, tại một công trình xây dựng ở khu vực Đồng Nam.

Theo TS Wei, hơn 150 chi Sauropod đã được xác định trước đó, bao gồm hơn 20 chi kỷ Jura ở Trung Quốc.

Trong đó, phía Tây Nam Trung Quốc và đặc biệt là lưu vực Tứ Xuyên là nơi nhiều mà những con quái vật khổng lồ này thường được tìm thấy nhất.

Riêng thành hệ Suining, nơi rồng Đồng Nam được khai quật, các nhà khoa học cũng từng tìm thấy nhiều hóa thạch động vật không xương sống, bao gồm các loài giáp xác, rong đá, nhuyễn thể nước ngọt, vỏ sò cổ đại...

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo