Trường ĐH Sài Gòn cho biết điểm xét tuyển là tổng điểm thi (3 môn trong tổ hợp xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển quy đổi về thang điểm 30 và tối đa là 30 điểm.
Ngưỡng đầu vào theo phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (không nhân hệ số môn chính). Cụ thể như sau:
* Các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:
* Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành sư phạm toán học (7140209): 24,5 điểm; sư phạm tiếng Anh (7140231): 23 điểm; các ngành còn lại bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2024.
Trường ĐH Sài Gòn cũng lưu ý, đối với các ngành đào tạo giáo viên, nếu thí sinh có môn tiếng Anh được sử dụng kết quả quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thành điểm xét tuyển theo quy định của trường thì tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển + 2/3 điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt tối thiểu bằng 2/3 ngưỡng đầu vào năm 2024 các ngành đào tạo giáo viên tương ứng do Bộ GD-ĐT công bố; đối với các ngành giáo dục mầm non, sư phạm âm nhạc và sư phạm mỹ thuật, điểm môn văn hoặc điểm môn toán trong tổ hợp xét tuyển + 1/3 điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt tối thiểu bằng 1/3 ngưỡng đầu vào năm 2024 các ngành đào tạo giáo viên tương ứng do Bộ GD-ĐT công bố.
Với phương thức sử dụng kết quả kì thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2024, mức điểm sàn thấp nhất là 240, cao nhất là 315 (không nhân hệ số môn chính). Cụ thể:
Trường ĐH Sài Gòn cho biết điểm xét tuyển là tổng điểm thi (tổng điểm 3 môn trong mỗi tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển quy đổi về thang điểm 450. Riêng điểm môn ngữ văn (lấy từ kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024) trong các tổ hợp xét tuyển (nếu có) từ thang điểm 10 quy thành thang điểm 150.
- Tổng điểm thi quy đổi về thang điểm 450 được tính như sau:
+ Đối với tổ hợp xét tuyển không có môn chính:
Tổng điểm thi = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3.
+ Đối với tổ hợp xét tuyển có môn chính:
Tổng điểm thi = (Điểm môn chính × 2 + Tổng điểm 2 môn còn lại) × ¾.
Trường ĐH Sài Gòn lưu ý, thí sinh đủ điều kiện xét tuyển khi:
+ Đã đăng kí kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính để xét tuyển trong tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 trên trang: https://tuyensinh.sgu.edu.vn của trường trong thời hạn trước 17g00 ngày 15-6-2024 và đăng kí nguyện vọng xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia (từ ngày 18-7-2024 đến 17g00 ngày 30-7-2024);
+ Có đủ điểm thi của 3 môn trong các tổ hợp xét tuyển của ngành có đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Riêng môn ngữ văn (nếu có) trong các tổ hợp xét tuyển, điểm xét tuyển được lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Các ngành đào tạo giáo viên không xét tuyển theo phương thức này.
Cùng ngày, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM công bố điểm sàn xét tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Theo đó, mức điểm sàn chung cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo là 18 (thang điểm 30) đã bao gồm điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy chế của Bộ GD-ĐT (đối với ngành ngôn ngữ Anh chương trình đặc biệt và chương trình chính quy chuẩn, môn tiếng Anh nhân hệ số 2 và quy đổi về thang điểm 30).
Các ngành, chương trình xét tuyển:
Riêng chương trình cử nhân quốc tế do đối tác cấp bằng (mã đăng ký xét tuyển 7340003), phương thức xét tuyển: Xét học bạ và phỏng vấn (không áp dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024), trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển và phỏng vấn tại trường. Thí sinh đã có kết quả trúng tuyển sớm vẫn phải đăng ký lại trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT từ ngày 18-7 đến 17h ngày 30-7-2024.
Năm 2024, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM dành khoảng 35-45% tổng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.
Bình luận (0)