xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bắc cực: Nóng bỏng chiến tranh lạnh

NGUYỄN CAO

Nước Nga đã xây dựng một chiến lược chinh phục Bắc cực, trong khi tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, mặc dù không hiếu chiến như ông Bush, có thể sẵn sàng hành động vì quyền lợi của Mỹ bởi Bắc cực là một thiên đường dầu khí mới, lại có nhiều nước đòi quyền lợi cho mình. Liệu có xảy ra một cuộc xung đột vũ trang hay chí ít một cuộc chiến tranh lạnh mới đang manh nha?

Tháng 9 vừa qua có hai sự kiện diễn ra tại Bắc cực được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Thứ nhất là Hội đồng An ninh Nga tiến hành một cuộc họp trên đảo Alexandra, thuộc quần đảo Francois-Joseph. Thứ hai là cuộc đổ bộ của các nhà nghiên cứu và công nhân Nga lên đảo Wrangel ở cực Đông Bắc cực. Theo tuần báo Nga Profil, cả hai sự kiện này – được Washington theo dõi sát sao – báo hiệu một cuộc chiến mới ở Bắc cực: Cuộc chiến giành quyền làm chủ Bắc cực, một vùng đất bao la mà hiện nay chưa có chủ.

Nước cờ quyết liệt của Nga

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, hội đồng an ninh nước này chọn một hòn đảo nằm giữa Bắc cực lạnh giá để hội họp. Tại đó đã có một đồn biên phòng xa nhất của Nga về hướng Bắc. Khách dự họp đến từ Moscow đã được bộ đội biên phòng Nga hộ tống đến điểm họp. Trên đường đi, họ gặp ba con gấu trắng Bắc cực. Sau khi chứng tỏ ai là chủ nhân thực sự của Bắc cực, chúng đủng đỉnh quay trở lại vùng băng tuyết.

Ivan Gloumov là cố vấn Bộ Tài nguyên Tự nhiên của Nga và chuyên gia về luật hàng hải quốc tế. Nhận định sau đây trên tuần báo Profil của Gloumov cho thấy mục tiêu chiến lược của Nga ở Bắc cực rất rõ ràng. Ông trình bày: “Phiên họp xa trung ương này không chỉ là một biểu tượng đơn thuần. Nó bắt đầu cho một chiến lược mới làm tăng giá trị của Bắc cực. Nga sẽ tìm cách xác định giới hạn thềm lục địa của mình và đưa nó vào luật quốc tế. Ưu tiên của chúng ta là phát triển vùng đại Bắc, tái khai thông con đường hàng hải phía Bắc, làm mới hạ tầng cơ sở giao thông, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên mới. Đất nước chúng ta hiểu rằng cần phải đầu tư thật mạnh vào Bắc cực bởi vùng đất này sẽ là nền tảng của sự thịnh vượng và an ninh của nước ta trong tương lai”.

Trong khi Hội đồng An ninh Nga họp, tàu Akademik Fiodorov, soái hạm của hạm đội Bắc cực Nga, rẽ băng đến đảo Wrangel mang theo hàng chục nhà nghiên cứu và công nhân có nhiệm vụ chuẩn bị xây dựng căn cứ Ouchakov, một trạm nghiên cứu mới ở Bắc cực vào năm tới.

Tại làng Ouchakovski – nơi dân cư đã rời khỏi hết cách đây 14 năm – Ouchakov được xem là một trạm quốc tế nghiên cứu sự biến hóa của khí hậu trên hành tinh, điều phối giao thông ở Bắc cực và giám sát các nhà máy điện nguyên tử nổi. Các nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2009 đến 2010.

img
Tàu phá băng Akademik Fiodorov

Khẳng định vai trò một thế lực

Theo các chuyên gia của tổ chức Heritage và của công ty tư vấn Mỹ Wood Mackenzie, chuyên về các vấn đề năng lượng, thế giới đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh không giấu giếm giữa các nước giáp ranh Bắc cực là Nga, Canada, Mỹ (với bang Alaska của bà Sarah Palin), Đan Mạch (với đảo Groenland) và Na Uy.

Trong 5 quốc gia kể trên, cuộc so kè giữa Nga và Mỹ được coi là quyết liệt nhất. Ai sẽ là chủ nhân tương lai của những mỏ dầu và khí đốt tự nhiên tốt nhất ở Bắc cực? Nga, nước đã công khai chiến lược chinh phục vùng đại Bắc cực đến năm 2020 hay Mỹ, mặc dù chưa phê duyệt công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về luật biển (gọi tắt là LOST), dựa vào tuyên bố số 2667 của tổng thống Harry S. Truman để đòi quyền lợi?

Tổ chức Heritage cho biết từ lâu Nga đã bộc lộ vai trò một thế lực ở Bắc cực. Năm 2001, Nga đã đệ trình lên Ủy ban Phân định ranh giới thềm lục địa của LHQ yêu cầu công nhận 1,2 triệu km2 dưới lòng biển từ đỉnh hai núi ngầm Lomonosov và Mendeleev đến Bắc cực. Diện tích này rộng bằng tổng diện tích ba nước Pháp, Đức và Ý.

Ủy ban LHQ đã bác bỏ yêu cầu trên của Nga và đề nghị Nga cung cấp thêm “thông tin và dữ liệu liên quan”. Mùa hè năm 2007, Nga đã có một hành động làm bầu không khí chính trị ở Bắc cực nóng lên đáng kể. Trong bối cảnh các nước giáp ranh Bắc cực đòi thiết lập chủ quyền ở Bắc cực, Nga biệt phái một tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử chở hai tàu lặn đến Bắc cực lặn sâu 4.261 m cắm một lá cờ Nga bằng titane. Cuộc thám hiểm khoa học này (Nga thông báo như thế) do hai tàu lặn bỏ túi Mir-1 và Mir-2 chở các nhà khoa học Nga thực hiện vào ngày 2-8-2007. Họ ở dưới nước 9 giờ. Artur Tchilingarov, Phó Chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga), bình luận: “Chạm đáy Bắc cực ở một độ sâu như thế cũng giống như đặt chân lên mặt trăng”.

Người Nga cho rằng đó là một thành tích khoa học nhưng các nước khác không nghĩ như vậy. Peter Mackay, ngoại trưởng Canada, mỉa mai: “Chúng ta không sống trong thế kỷ 15. Quý vị không thể đi khắp thế giới, cắm cờ rồi nói đây là đất của tôi”. Tom Casey, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng dõng dạc tuyên bố: “Tôi không biết họ có thật sự cắm một lá cờ bằng kim loại hay bằng nhựa dưới nước. Nhưng dù cho thế nào đi nữa, việc đó chẳng có ý nghĩa gì về mặt pháp lý”.

Dù ai nói gì, có một sự thật không thể phủ nhận: Việc cắm cờ đã làm nổi bật một cuộc khủng hoảng quốc tế. Những lời tuyên bố của Nga nói trên được các cơ quan truyền thông loan truyền rộng rãi càng có ý nghĩa trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu và khí, càng ngày càng khan hiếm. Nó cho thấy những mầm mống của một cuộc chiến tranh lạnh mới ở Bắc cực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo