xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn - Vỏ bọc không thể xuyên thủng

Đỗ Chuyên lược dịch

Ngày 24-4, Nhà xuất bản Harpers Collins Books (Mỹ) đã chính thức phát hành cuốn Điệp viên hoàn hảo - Cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Time & Điệp viên cộng sản VN của nhà sử học Larry Berman, GS-TS Khoa Chính trị học Trường ĐH California – Davis, người đã từng viết 3 cuốn sách về VN. Nhân dịp phát hành, ông Berman đã kể lại khá chi tiết bối cảnh ra đời và tâm tư của ông trong thời gian viết tác phẩm này

Lần đầu tiên tôi gặp ông Phạm Xuân Ẩn là vào tháng 7-2001. Tôi được mời dự bữa ăn tối do bạn tôi, GS James Reckner, Giám đốc Trung tâm VN của Trường ĐH Kỹ thuật Texas, tổ chức. Đối diện tôi bên kia bàn có một ghế trống. Rồi mọi người đứng lên chào một vị thượng khách VN gầy ốm vừa tới. Vị khách VN nói tiếng Anh với GS James. Lập tức tôi tự giới thiệu là GS Trường ĐH California - Davis. Ông Phạm Xuân Ẩn ngạc nhiên: “Anh đến từ California à? Tôi đã từng sống ở đó và theo học ĐH tại Costa Mesa. Đó là thời kỳ hạnh phúc nhất đời tôi!”.

Biết quá nhiều điều bí mật

img
Bìa quyển sách

Trong suốt 2 giờ, ông Ẩn và tôi nói chuyện với nhau về nhiều vấn đề. Khi đó tôi đang viết một cuốn sách về những cuộc gặp bí mật giữa Kissinger và ông Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris về VN. Ông Ẩn đã phân tích kỹ và sâu sắc về cuộc đàm phán, cung cấp cho tôi những tin tức mới và một triển vọng sáng sủa của thời cuộc. Tôi nghĩ, ông là người am hiểu nhất về cuộc đàm phán mà tôi chưa từng gặp. Tối hôm đó, ông Ẩn không nói một lời nào về công việc tình báo mà chỉ tập trung nói nhiều về nghề làm báo cho hãng Reuters và tạp chí Time. Ông cũng không nói ông là thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn của Quân đội Nhân dân VN và được phong Anh hùng Quân đội.

Khi cuốn sách của tôi về Hội nghị Paris được xuất bản, tôi muốn dùng câu chuyện về cuộc đời ông Ẩn như một cánh cửa mở cho người ta hiểu được tính phức tạp của chiến tranh VN. Tôi hỏi tại sao ông không viết một cuốn tự truyện. Ông nhắc đi nhắc lại rằng, ông biết quá nhiều điều bí mật mà tiết lộ ra sẽ có hại cho những người còn sống và gia đình những người đã khuất. Ông sẽ không bao giờ viết về cuộc đời điệp viên của mình và quả quyết, ông chỉ là một mắt xích trong mạng lưới tình báo rộng lớn. Khi tôi hỏi, liệu tôi có thể viết về cuộc đời của ông hay không, ông Ẩn trả lời “không”.

Tuy vậy, cuộc chuyện trò của chúng tôi vẫn tiếp tục và tôi vẫn kiên trì mong muốn ông Ẩn thừa nhận câu chuyện về ông cần được một nhà sử học là tôi kể lại: Cuộc đời của một nhà tình báo chiến lược trong chiến tranh, sự nghiệp báo chí và những năm ông sống tại nước Mỹ cùng những mối tình hữu nghị của ông; câu chuyện về chiến tranh, hòa giải và hòa bình.

Làm mọi việc từ cái tâm

Rồi đến một ngày, ông Phạm Xuân Ẩn nhìn thẳng vào mắt tôi, nói “OK” và bảo hy vọng giới trẻ ở Mỹ có thể hiểu được về chiến tranh từ cuộc đời của ông.

Thế là tôi có ngay cảm nghĩ, thời gian rất bức thiết. Ông Ẩn đã rất yếu và thường nói đến cái chết. Tôi quyết định phải thường xuyên sang VN, càng nhiều càng tốt, vì không biết khi nào ông sẽ ra đi. Tôi đã có 17 chuyến sang VN và tôi nghĩ, chính vì ông Ẩn biết ngày ra đi đang đến gần nên ông rất cởi mở với tôi. Ông cung cấp cho tôi những tài liệu có được trong những năm chiến tranh, cùng mấy chục bức ảnh chân dung và thư từ liên lạc để tôi có thể tiếp xúc với những đồng nghiệp của ông trong mạng lưới tình báo và nhiều bạn bè

Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn chính xác tới mức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói vui: “Giờ đây chúng ta đã ở trong căn phòng chiến tranh của Mỹ”.

của ông ở Mỹ. Tôi đã phỏng vấn trên 50 người ở Mỹ quen biết ông Ẩn. Tại VN, những cuộc phỏng vấn quan trọng nhất của tôi là với bà Nguyễn Thị Ba, giao liên của ông Ẩn; ông Tư Cang, người chỉ đạo trực tiếp của ông và Đại tướng Mai Chí Thọ. Tôi đã nghiên cứu nhiều hồ sơ lưu trữ trong các thư viện Mỹ và cũng dành nhiều thời gian thăm gia đình ông Ẩn.

Trong những năm đầu quân Mỹ kéo đến miền Nam VN, ông Ẩn là điệp viên quý giá nhất trong số những nhân viên tình báo hoạt động tại đây, vì ông đã có một vỏ bọc không thể xuyên thủng. Những báo cáo của ông chính xác tới mức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói vui: “Giờ đây chúng ta đã ở trong căn phòng chiến tranh của Mỹ”.

Có lần tôi hỏi anh con trai trưởng của ông Ẩn, theo anh thì cuốn sách của tôi viết về cha anh nên đặt tựa đề gì? Anh gợi ý: “Những người bạn và những điệp viên, bởi vì đối với ba tôi, hai thứ ấy thường không đi cùng nhau trong công việc tình báo. Người VN coi trọng cái “Tâm”. Ba tôi làm mọi việc từ cái “Tâm”, không chút ích kỷ. Khi người ta không ân hận trong lòng thì làm được điều đúng. Ba tôi không cảm thấy ân hận điều gì”.

Lần cuối cùng tôi gặp ông Ẩn là vào một ngày tháng 6-2006. Chúng tôi nói chuyện với nhau trong một buổi sáng về cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Mở đầu câu chuyện, ông Ẩn nói: “Hôm nay tôi cảm thấy rất mệt nên có lẽ chúng ta chỉ nên nói chuyện với nhau một giờ thôi nhé”. Sáng hôm sau, tôi rời VN về Mỹ và nói sẽ trở lại thăm ông vào đầu tháng 10 trước khi cuốn sách của tôi được in.

Ông Ẩn qua đời ngày 20-9-2006. Ông được kính trọng và yêu mến vì những cống hiến cho thắng lợi của nhân dân VN. N

17 chuyến thăm VN, 4 năm và 1 cuốn sách

Cuốn Điệp viên hoàn hảo - Cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Time & Điệp viên cộng sản VN đã được giới thiệu trong buổi lễ long trọng tại thủ đô Washington, Mỹ để tôn vinh tướng tình báo, Anh hùng Quân đội Nhân dân VN Phạm Xuân Ẩn, như “một trong những điệp viên tài giỏi nhất của thế kỷ 20”.

Nhà sử học Larry Berman đã dành 4 năm (2003-2006) để viết tác phẩm này với 17 chuyến thăm VN trực tiếp chuyện trò tâm sự với ông Phạm Xuân Ẩn, phỏng vấn những đồng nghiệp, cán bộ chỉ huy, bạn bè và gia đình ông. Tác giả đã tra cứu các kho hồ sơ lưu trữ của chính phủ, quốc hội, báo chí Mỹ; gặp gỡ những bạn học và người quen ông Ẩn trong thời gian ông học và thực tập nghề báo tại Mỹ từ 1957-1959.

Được sự đồng ý của ông Phạm Xuân Ẩn, tác giả Berman là người Mỹ duy nhất được độc quyền viết và kể lại với độc giả Mỹ và VN cuộc đời chiến đấu oanh liệt trong âm thầm lặng lẽ của nhà tình báo lỗi lạc VN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo