xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quang Tự: Suy kiệt và bội nhiễm

THIÊN VŨ

Tin hoàng đế Quang Tự cùng thái hậu Từ Hy nối nhau qua đời làm chấn động trong và ngoài Trung Quốc. Đa số đều cho rằng đây là âm mưu hạ độc được sắp đặt tinh vi. Nhiều thuyết nói Quang Tự bị chính mẹ mình hạ thủ song các nghiên cứu mới đây đã bác bỏ điều đó

Chiều 14-11-1908, Quang Tự - vua áp chót của triều Thanh - đã bi phẫn trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 38 tuổi với 34 năm làm hoàng đế. Lúc lâm chung, Quang Tự chẳng có người thân nào bên cạnh và nhiều giờ sau khi ông chết mới có người phát hiện. Điều kỳ lạ là sau khi Quang Tự chết đúng một ngày,  mẫu hậu và là kẻ thù chính trị của ông - Từ Hy thái hậu - cũng qua đời sau 48 năm thao túng triều chính Mãn Thanh, hưởng thọ 74 tuổi.

img
Vua Quang Tự (cưỡi ngựa) khi còn nhỏ


Mở hướng nghiên cứu đột phá


Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, trong hồi ký Nửa đời trước của tôi đã nhắc chuyện Viên Thế Khải trong “Mậu Tuất chính biến” được Quang Tự tín nhiệm đưa quân đảo chính, vô hiệu hóa quyền lực Từ Hy để thực hiện kháng chiến chống phương Tây. Thế nhưng vào thời điểm mấu chốt, Viên đã bán đứng vua, tiết lộ âm mưu với Từ Hy khiến thái hậu bắt giam vua. Viên sợ Quang Tự nắm quyền sẽ không tha cho mình nên đã mượn cơ hội dâng thuốc mà hạ độc.


Tin hoàng đế Quang Tự cùng thái hậu Từ Hy nối nhau qua đời làm chấn động trong và ngoài Trung Quốc. Đa số đều cho rằng đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà là âm mưu hạ độc được sắp đặt tinh vi. Do đó, rất nhiều thuyết nói Quang Tự bị chính mẹ mình hạ thủ. Tuy nhiên, cũng có không ít sử tịch và những người trong cung cho rằng Quang Tự chết tự nhiên hoặc do bệnh. Nhiều bộ chính sử cũng chép vua chết do bệnh.


Một thời gian dài, cái chết của Quang Tự vẫn là ẩn số. Vừa qua, các chuyên gia Hiệp hội Nghiên cứu hồ sơ lịch sử triều Thanh phối hợp với Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc đã khảo sát một cách có hệ thống về bệnh án của Quang Tự để lý giải xác đáng về cái chết của vị hoàng đế bạc mệnh này. Các  nhà nghiên cứu đã dựa vào những y án hoàng cung và thái y viện để mở hướng đột phá.

Lúc đó, hoàng đế đi đâu, các ngự y phải luôn đi theo. Khi ngự y chẩn bệnh phải lập y án viết rõ ràng về căn bệnh, cách trị, phương dược, ghi rõ những lời kể của bệnh nhân hoặc bệnh nhân tự tay viết vào. Sau đó, Nội vụ phủ sao chép lại, giao xuống cho Ngự dược phòng lấy thuốc, lại chuyển qua Ngự thiện phòng sắc chế... trình tự rất nghiêm ngặt. Rất nhiều y án hoàn chỉnh từ đời Càn Long về sau hiện vẫn còn lưu giữ.


Mắc hàng loạt bệnh


Ngoài y án do ngự y lập ra còn có các ghi chép do chính Quang Tự ngự bút hoặc tự thuật lại bệnh của mình, nhất là thời gian nửa năm trước khi ông mất. Những thông tin từ y án cho thấy thể chất vua suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm.


Một y án do chính Quang Tự viết, nêu rõ “... bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng. Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm”.

Theo y án của Quang Tự trong năm 1884 và 1886, vua mắc thêm bệnh dạ dày và luôn bị cảm, phải uống thuốc liên tục, chứng tỏ thể chất suy yếu, mất khả năng đề kháng bệnh tật. Y án lập ngày 8-9 năm Quang Tự thứ 25 (1899) của các ngự y nêu: “Mạch tả và hữu thốn quan đều trầm hoạt mà sác, đầu đau sợ lạnh, toàn thân tê mỏi, sắc mặt vàng vọt, thiếu khí, hít thở khó khăn, răng đau miệng khát, ăn không ngon, tiêu hóa kém, hồi hộp bất an, nằm thì nghe tiếng kim loại va nhau, thường bị hoạt tinh... Đó là do tiên thiên bất túc, cơ thể suy nhược, tâm tì đều hư, can âm không đủ, hư hỏa thượng phù, gặp phong hàn nên khiến ra vậy”.


Suốt 3 năm sau đó, bệnh án đều như thế và ngày càng nặng. Do vậy, các nhà nghiên cứu kết luận ngay tuổi thành niên, Quang Tự đã mắc hàng loạt chứng bệnh. Nửa năm trước khi Quang Tự qua đời, bệnh tình càng thêm nghiêm trọng, ngự y trong cung đã vô phương cứu trị. Triều đình vội ra chiếu chỉ mời danh y các nơi về kinh chữa bệnh cho vua. Các danh y nổi tiếng đã được tổng đốc các tỉnh thỉnh vào kinh.


Theo mạch án của danh y Tào Nguyên Hằng lập ngày 9-3-1908, “hoàng thượng can thận âm hư, tì dương bất túc, khí huyết suy tổn, thế bệnh rất nguy. Về trị liệu, dù thuốc hàn lương hay ôn táo đều không dùng được, đã ở vào thế vô dược đối chứng”. Trong bệnh án ngày 8-6 năm ấy, danh y Trần Bỉnh Quân viết “điều trị lâu ngày, hoàn toàn vô hiệu”. Ngày 16-7, danh y Đỗ Trọng Tuấn lần đầu được triệu vào cung khám cho vua, sau khi chẩn mạch đã nói: “Ta lần này vào kinh mong chữa được bệnh cho hoàng thượng để lấy chút danh tiếng. Hôm nay mới biết là nhọc công vô ích. Không cầu có công, chỉ mong vô tội”!


Nôn nóng, tuyệt vọng


Quang Tự thấy bệnh mình ngày càng nặng thì càng thêm nôn nóng, thường trách mắng ngự y vô dụng. Trước khi chết 3 tháng, hoàng đế ngự bút trách các ngự y: “Uống thuốc không khỏi mà bệnh càng tăng, chứng tỏ thuốc và bệnh không tương hợp.

Mỗi lần bắt mạch thì vội vội vàng vàng, làm sao đoán cho đúng bệnh được. Mang tiếng danh y mà sao sơ suất quá vậy?”... Những lời trách mắng nặng nề thường xuất hiện trong bệnh án của Quang Tự chứng tỏ vua đã lâm vào cảnh tuyệt vọng.


Giữa tháng 10-1908, bệnh tình Quang Tự rất nguy kịch. Ngày 10-11, danh y Đỗ Trọng Tuấn nói với các đại thần: “Không quá 4 ngày nữa, hoàng thượng sẽ gặp nguy hiểm”. Quả nhiên 3 ngày sau, vua thường xuyên bị hôn mê, cấm khẩu, mắt trừng, đến chiều 14-11 thì qua đời.


Căn cứ những y án Thanh cung, các chuyên gia khẳng định Quang Tự chết không phải do Từ Hy thái hậu hạ độc. Theo phân tích của y học hiện đại, vị hoàng đế này bị bệnh phổi kết hạch; bệnh mạn tính ở thận, gan và tim lâu ngày làm suy kiệt, mất sức đề kháng dẫn đến bội nhiễm cấp tính mà chết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo