xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Côn đồ tác oai tác quái ở bệnh viện

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Côn đồ vào từng phòng ở Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk ép bệnh nhân mua cơm; nếu bệnh nhân, bác sĩ hay bảo vệ phản ứng liền bị dọa giết

Khoảng 1 tuần qua, tình hình an ninh trật tự tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk rất phức tạp. Một nhóm côn đồ vào từng phòng bệnh ép bệnh nhân mua cơm hoặc lấy cắp tài sản. Trong vai người nhà bệnh nhân, phóng viên Báo Người Lao Động đã có mặt tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk để ghi nhận cảnh côn đồ ngang nhiên lộng hành ở bệnh viện này.

Không mua thì bị dọa giết

Khoảng 8 giờ ngày 5-12, một đối tượng xăm trổ đầy mình vào phòng số 5, tầng 3 Khoa Nhi để ghi danh sách từng bệnh nhân và người nhà. Đối tượng này đến giường của chị N.T.N đang chăm sóc con bị sốt, hỏi: “Chị ăn gì?”. Do mới vào bệnh viện nên chị N. nói không mua, liền bị đối tượng này trừng mắt: “Không ăn thì nhịn à?” rồi tự tiện ghi vào sổ chị N. ăn cơm thịt kho trứng. Thấy đối tượng hung hãn, lại được một người bệnh nằm ở giường kế bên cảnh báo nên chị N. đành gật đầu.

Do trong giờ hành chính, cửa của từng khu phòng bệnh bị khóa nên đối tượng này đã chuyển “thực đơn” cho các đối tượng bên ngoài rồi ở lại làm nhiệm vụ chuyển cơm tới từng người. Đến khoảng 11 giờ 30 phút cùng ngày, khi bệnh viện mở cửa các phòng, khoảng 5 đối tượng mang hàng trăm hộp cơm bày la liệt trên giường bệnh, bàn của bác sĩ để phân phát cho từng người.

Anh T.V.Đ, có con đang điều trị tại Khoa Nhi, kể: “Ngày 3-12, tôi vừa đưa con vào phòng bệnh thì có một người đến hỏi tên gì. Sau khi ghi rõ tên của tôi thì người này nói: “Trưa nay anh ăn cơm gì để em mang vào?”. Lo ngại cơm không bảo đảm vệ sinh nên tôi không mua thì đối tượng này gọi thêm 3 người nữa chạy vào trông rất dữ tợn. Tôi chưa hiểu ra chuyện gì thì một đối tượng gằn giọng: “Muốn chết à?”. Thấy tôi lúng túng, đối tượng này liền dịu giọng: “Anh cứ mua đi, cơm chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/hộp, bảo đảm hợp vệ sinh chứ không mua anh khó ra khỏi bệnh viện lắm”... Lo sợ bị đánh nên ngày nào tôi cũng phải bỏ tiền mua rồi để đó chứ cơm họ nấu khô cứng, rất ít thức ăn, không nuốt nổi”.
img
Côn đồ ngang nhiên đưa cơm vào bệnh viện, ép bệnh nhân và người nhà phải mua

Một bác sĩ đang làm việc tại Khoa Nhi kể lại vụ việc cách đây khoảng 5 ngày, do các đối tượng bày cơm ra khắp hành lang, bàn làm việc nên ông đuổi ra ngoài, liền bị chúng dọa giết. “Lo sợ mất mạng nên ngày nào tôi cũng nhờ đồng nghiệp có ô tô đến đón đi làm chứ không dám đi xe máy” - vị bác sĩ nói.

Bệnh viện bất lực

Việc các đối tượng giang hồ vào bệnh viện ép bệnh nhân mua cơm diễn ra khoảng 10 ngày qua. Lực lượng bảo vệ bệnh viện, công an phường, cảnh sát 113 cũng thường xuyên “đụng độ” với nhóm này nhưng vẫn không xử lý được tình hình.

Do quy định không được bán hàng rong trong bệnh viện, lực lượng bảo vệ đã nhiều lần mời các đối tượng ra ngoài nhưng họ không những không chấp hành mà còn có lời lẽ hăm dọa. Ngày 4-12, một đối tượng còn xông vào xô đẩy lực lượng bảo vệ nên lực lượng bảo vệ đã đưa người này về phòng để làm việc. Ngay lập tức, hơn 20 đối tượng khác hùng hổ kéo tới chửi bới rồi giải cứu đồng bọn.

Bác sĩ Y Bliu Arul, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, thừa nhận: Hiện nay tình hình trộm cắp, móc túi, tiêm chích ma túy, gây rối trật tự công cộng diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng bắt ép người nhà bệnh nhân mua cơm cháo, hăm dọa người nhà bệnh nhân, cán bộ, bác sĩ và bảo vệ làm đảo lộn tình hình an ninh trật tự tại bệnh viện. Lực lượng bảo vệ đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, can thiệp nhưng các đối tượng này chẳng những không chấp hành mà còn lôi kéo một số phần tử quá khích đến đe dọa, gây áp lực cho nhân viên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị bệnh nhân, gây hoang mang lo sợ cho người nhà. “Trước thực trạng này, chúng tôi tiếp tục có tờ trình gửi Sở Y tế Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk để chấn chỉnh tình hình chứ chúng tôi đã bất lực rồi” - bác sĩ Y Bliu Arul nói.

Cảnh sát cũng thua

Theo bác sĩ Y Bliu Arul, hầu như ngày nào lãnh đạo bệnh viện cũng phải nhờ tới Công an phường Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột) và Cảnh sát 113 nhưng không giải quyết được vấn đề. Khi công an tới, các đối tượng tản đi nơi khác; khi công an về, chúng lại hoạt động.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc với trung tá Nguyễn Minh Trinh, Phó trưởng Công an phường Tân Thành, nhưng ông Trinh cho rằng chưa có ý kiến của cấp trên nên không phát ngôn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo