Một số khái niệm cần biết:
1. Đái tháo đường Týp 1: chiếm khoảng 10%, thường gặp ở trẻ em, người dưới 20 tuổi. Tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất Insulin. Không phòng ngừa được, điều trị phải dùng insulin.
2. Đái tháo đường Týp 2: chiếm khoảng 90%, thường ở người trên 40 tuổi. Tuyến tụy vẫn còn sản xuất insulin nhưng không đủ, hoặc do cơ thể kháng insulin. Điều trị bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, uống thuốc hạ đường huyết, insulin được chỉ định khi cần.
3. Đái tháo đường thai kỳ: rối loạn dung nạp đường trong thời kỳ mang thai có thể tự khỏi sau khi sinh, tuy nhiên có đến 50% phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2.
4. Tiền đái tháo đường: bình thường lượng đường trong máu xét nghiệm khi đói là 70 - 100 mg/ dL, đái tháo đường khi > 126 mg/ dL, tiền ĐTĐ từ 100 - 125 mg/dL. Người bị tiền đái tháo đường sẽ chuyển sang ĐTĐ týp 2 sau 10 năm hoặc ít hơn. Phát hiện sớm, thay đổi lối sống sẽ mang lại lượng đường trong máu bình thường.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường như thế nào?
1. Phát hiện sớm các nguy cơ để chủ động phòng tránh bệnh:
- Gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh ĐTĐ.
- Béo phì (BMI ≥ 25), đặc biệt là béo bụng: nam vòng bụng > 90 cm, nữ > 80 cm.
- Vận động thể lực < 3 lần/ tuần, < 30 phút/ mỗi lần.
- Phụ nữ có tiền sử chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, hoặc sinh con > 4 kg.
- Đã được chẩn đoán tiền đái đường
- Rối loạn mỡ máu và / hoặc tăng huyết áp ≥ 140/90 mmHg.
2. Cần nghĩ đến khả năng đái tháo đường khi có các biểu hiện:
- Mệt mỏi, gầy sút 2- 15 kg kéo dài trong nhiều tháng
- Tiểu nhiều 3 - 10 lít/ ngày, khát nhiều, uống nhiều, có dấu hiệu mất nước
- Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều
- Da dễ bị ngứa, hay nhiễm trùng, lâu lành vết thương
- Giảm thị lực
- Chuột rút cẳng chân vào ban đêm, tê bì tay chân
- Giảm khả năng tình dục, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt
- Người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt, ngã.
3. Ăn uống lành mạnh:
- Bữa ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: cơm từ gạo nguyên chất, gạo lức, ăn nhiều rau và cá, không ăn nhiều thịt và chất béo.
- Ăn nhiều hoa quả, tránh hoa quả có đường cao. Ăn các loại hạt họ đậu, vừng, lạc.
- Tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc
- Hạn chế ăn mặn: < 5g muối/ người/ ngày
- Chọn sữa gầy, sữa đậu nành, các loại phomai ít béo
- Uống nước chè, nước vối, không uống nhiều nước ngọt, hạn chế thức ăn có hàm lượng đường cao.
4. Xét nghiệm đường máu hàng năm để phát hiện và xử trí sớm từ giai đoạn tiền đái tháo đường.
Dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường
Với công thức tiên tiến có chỉ số đường huyết thấp, DiabetCare Gold là giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường đến từ Chuyên gia Dinh dưỡng NutiFood.
- Isomaltulose: thành phần đường bột hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết.
- MUFA & PUFA: giảm cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp, hạn chế các bệnh tim mạch.
- β-carotene, vitamin A, D: tăng cường thị lực, giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi đến mắt do đái tháo đường.
- Vitamin nhóm B, E, C, Zn: tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh mắc phải do nhiễm khuẩn.
- FOS/Inulin: làm chậm hấp thu đường vào máu, ngăn ngừa táo bón, giúp hấp thu tốt các dưỡng chất.
Bình luận (0)