Hậu quả là trẻ có nguy cơ cao bị các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... Đặc biệt thừa cân béo phì còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc của trẻ sau này. Nguyên nhân thường do sai lầm trong nuôi dưỡng, do dinh dưỡng không hợp lý và trẻ ít vận động. Dưới đây là thắc mắc của một bà mẹ có con thừa cân béo phì.
Hỏi: Con trai tôi năm nay 10 tuổi. Cháu nặng 43kg, cao 1m37. Cháu có nguy cơ béo phì không (vì bụng cháu rất to, phệ) mặc dù cháu không bao giờ ăn mỡ. Cháu vẫn ăn rau nhưng hiếm khi ăn hoa quả. Làm thế nào để tôi vẫn đảm bảo cho cháu có sức khỏe để học tập đồng thời tránh nguy cơ béo phì. Rất cảm ơn.
Trả lời: Bé đã bị béo phì rồi bạn ạ, cân nặng chiều cao trung bình ở tuổi này là 31,8kg và 143,1cm, bé đang dư khoảng 11kg và thiếu khoảng 6cm chiều cao, đồng thời như mô tả cháu đang béo bụng. Cho dù cháu không ăn mỡ nhưng nếu ăn nhiều thức ăn chiên xào, thức ăn ngọt, ăn nhiều cơm, quá nhiều thức ăn kể cả thịt cá nạc cũng làm tăng năng lượng đưa vào cơ thể. Trẻ béo phì do năng lượng ăn vào nhiều hơn nhu cầu, lượng dư thừa đó tích tụ thành mỡ gây béo phì chứ không phải chỉ có ăn mỡ mới làm trẻ béo phì.
Bạn cần chú ý, giai đoạn này là giai đoạn trẻ tăng tốc trong phát triển chiều cao nếu biết cách ăn uống và vận động hợp lý. Vì vậy, hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp hơn giúp cháu giảm mỡ thừa, tăng chiều cao để nhanh chóng khắc phục tình trạng thừa cân béo phì cũng như đảm bảo sức khỏe để học tập:
Về chế độ ăn:
- Hạn chế tối đa các thức ăn béo, ngọt như gà rán, xúc xích, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt... , không ăn nước luộc thịt.
- Giảm luợng tinh bột (cơm, bún, phở, mì....) trong bữa ăn hàng ngày so với hiện tại.
- Nên chọn thịt, cá nạc, không ăn da, phủ tạng động vật, nên cho trẻ ăn cá, đậu hũ nhiều hơn thịt.
- Đảm bảo uống đủ 400 - 500ml sữa mỗi ngày, nên chọn sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì, thấp năng lượng, ít đuờng, ít béo.
- Tăng lượng rau xanh (rau sống, nấu canh, luộc, củ luộc, hấp...), cháu thích ăn rau là một lợi thế. Tập cháu ăn thêm trái cây, nên chọn loại ít ngọt như ổi, táo ta, sơ ri, củ sắn, thanh long, cam, quýt... Rau, trái cây ít ngọt vừa cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết, vừa ít năng lượng, nhiều chất xơ giúp hạn chế tăng cân.
- Ăn đa dạng thực phẩm, đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, chế biến thức ăn nên luộc, hấp, nướng, không nên chiên, xào, quay nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo bé ăn đủ 3 bữa chính sáng, trưa, chiều, và 1- 2 bữa phụ trong ngày, không bỏ bữa, không nên cho ăn quá no trong một bữa.
- Không cho ăn uống bất cứ thứ gì sau 8 giờ tối.
Về vận động: Khuyến khích trẻ vận động càng nhiều càng tốt, ít nhất 30 phút/ngày, các môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, nhảy cao, đu xà, bóng rổ, cầu lông,... rất thích hợp giúp tăng chiều cao và tiêu hao năng lượng giúp trẻ hết béo phì. Hạn chế các trò chơi tĩnh tại như xem tivi, vi tính, chơi game quá 2 giờ/ngày.
Về giấc ngủ: Bạn cũng cần chú ý đảm bảo cháu được ngủ đủ giấc, ít nhất 8 giờ/ngày, ngủ sớm trước 10 giờ đêm giúp tăng chiều cao tốt, cũng như hạn chế tích lũy mỡ.
Chúc mẹ có thêm kiến thức chăm sóc giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh.
NutiFit – Dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ thừa cân béo phì. Với công thức đột phá Balance Nutrition, được các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood nghiên cứu dành cho trẻ thừa cân béo phì, sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng.
NutiFit sử dụng nguồn đạm có giá trị sinh học cao, giàu chất dinh dưỡng và vi khoáng: canxi, vitamin D3, phospho, DHA, cholin, taurin, chất xơ hòa tan FOS, polydextrose và chất xơ không hòa tan...cung cấp nguồn năng lượng thấp, ít béo, với thành phần bổ sung đường chậm Isomaltulose giúp chậm hấp thu đường vào máu, giúp giảm tích lũy mỡ, giúp hạn chế tăng cân. Với nhiều thành phần dinh dưỡng, NuitFit giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não, phòng ngừa táo bón.
Uống NutiFit mỗi ngày kết hợp chế độ ăn uống khoa học, vận động hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, cải thiện tình trạng thừa cân béo phì.
Bình luận (0)