Khu vực mưa nhiều nhất: các tỉnh Tây Bắc Bộ như Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai với tổng lượng mưa từ thời gian này từ 130-250 mm, có nơi trên 450 mm.
Hoàn lưu sau bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ khiến mưa lớn còn kéo dài đến ngày 11-9. Diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét sau bão tại các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ còn rất phức tạp.
Khu vực trung du miền núi các tỉnh phía Đông Bắc Bộ từ nay đến ngày 11-9: có mưa vừa, mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa có thể từ 100-200 mm, có nơi trên 350 mm.
Khu vực đồng bằng có mưa rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa từ 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, trong hôm nay và ngày mai (10-9), trên các sông của Bắc Bộ, Thanh Hóa xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ các sông nhỏ tại miền núi phía Bắc, nhất là Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động (BĐ) 2-BĐ3, có sông trên BĐ3; đỉnh lũ trên sông Cầu, sông Thương, sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) tại Lý Nhân lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2.
Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên nhanh do thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang mở cửa xả đáy nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1.
Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt tại vùng trũng thấp ven sông các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Nguy cơ cao xuất hiện lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc khu vực vùng núi Bắc bộ, Thanh Hóa.
Bình luận (0)