icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ủy ban Tư pháp và Pháp luật lo ngại việc tăng thời hạn tiến hành thanh tra

Văn Duẩn - Minh Chiến

(NLĐO) - Việc thay đổi đơn vị tính về thời hạn thanh tra có thể khiến thời gian thanh tra kéo dài rất nhiều, ảnh hưởng tới đối tượng thanh tra.

Sáng 8-5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình Quốc hội Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi gồm 9 chương và 64 điều, trong đó có 30 điều kế thừa luật hiện hành.

Ủy ban Tư pháp và Pháp luật lo ngại việc tăng thời hạn tiến hành thanh tra- Ảnh 1.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: Phạm Thắng

So với luật hiện hành, dự thảo luật lược bỏ 54 điều. Đó là, lược bỏ quy định về Thanh tra Bộ; Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ; cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Nội dung lược bỏ này để thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cũng như để thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra.

Còn những cơ quan thanh tra nào?

Tại Điều 7, dự thảo luật quy định các cơ quan thanh tra, gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc trung ương; Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đáng chú ý, dự thảo luật quy định thống nhất một hoạt động thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành như trong Luật Thanh tra hiện hành.

Sau khi sắp xếp lại hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của 12 Thanh tra Bộ. Thanh tra tỉnh tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở.

Vì vậy, dự thảo luật bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh. Thanh tra tỉnh sẽ "thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc sở và UBND các cấp"; "thanh tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của các sở".

Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh qua việc lược bỏ 54 điều của Luật Thanh tra năm 2022, sửa đổi, hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, đã cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Cụ thể, cắt giảm các thủ tục do 12 Thanh tra Bộ, 5 Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 696 Thanh tra huyện, 1.001 Thanh tra sở và 53 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Băn khoăn thay đổi quy định về thời hạn thanh tra

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết về thời hạn thanh tra, Điều 20 dự thảo Luật quy định thời hạn thanh tra nói chung và tất cả các bước trong trình tự, thủ tục thanh tra chuyển toàn bộ từ "ngày" thành "ngày làm việc" mà chưa lý giải rõ, thấu đáo lý do.

Ủy ban Tư pháp và Pháp luật lo ngại việc tăng thời hạn tiến hành thanh tra- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận thấy với sự thay đổi này, thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Ví dụ, thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành hiện nay là không quá 60 ngày nhưng theo dự thảo Luật thì là không quá 60 ngày làm việc, tương đương 84 ngày (12 tuần), tăng 40%. Nếu tính cả 2 lần gia hạn thì thời hạn tối đa của một cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành sẽ là 120 ngày làm việc, tương đương 24 tuần (6 tháng) là quá dài.

Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, chưa phù hợp với chủ trương "trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức" mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quán triệt trong thời gian qua.

Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cân nhắc không thay đổi đơn vị tính "ngày" thành "ngày làm việc" như đề xuất trong dự thảo luật; đồng thời, đề nghị rà soát các quy định về trình tự, thủ tục thanh tra trong dự thảo luật để có thể giảm thời hạn của một số khâu, bảo đảm thực hiện đúng theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo