icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Va chạm giữa xe cứu thương và xe máy ở TP HCM: Pháp lý ra sao?

Anh Vũ

(NLĐO) - Tai nạn giữa xe cứu thương và xe máy ở TP HCM đã gây tranh cãi, thắc mắc trách nhiệm của từng bên.

CLIP: Đoạn clip ghi lại.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện clip với nội dung ngày 29-6, xe cứu thương chạy trên đường Mai Chí Thọ (phường phường An Khánh, TP HCM), hướng từ hầm Thủ Thiêm đi nút giao An Phú. Khi đến giao lộ Trần Não thì va chạm với xe máy do một thanh niên cầm lái đang đi hướng từ đường Trần Não về đường số 7.

Va chạm giữa xe cứu thương và xe máy ở TP HCM: Pháp lý ra sao?- Ảnh 1.

Khoảng khắc ghi lại va chạm.

Lúc xe cứu thương di chuyển qua giao lộ là đèn tín hiệu chuyển sang đỏ (52 giây).

Hiện Đội Cảnh sát Giao thông Cát Lái thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP HCM đã nắm thông tin nên tiến hành xác minh, mời những người liên quan làm rõ.

Cộng đồng mạng tranh luận tình huống như trên thì pháp lý thế nào?

Luật sư Phùng Huyền, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH A+, cho hay đầu tiên cần xác định xe cứu thương liệu có đang làm nhiệm vụ cấp cứu.

Tại điểm c khoản 2 điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu được xác định là xe ưu tiên. Khi xe cứu thương phát tín hiệu, các phương tiện khác có nghĩa vụ phải nhường đường.

Khoản 5 điều 27 của luật này đã quy định rõ: "Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở".

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy không tuân thủ nghĩa vụ này, đó sẽ là căn cứ quan trọng để xem xét trách nhiệm của họ trong vụ tai nạn.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt vẫn là quyền ưu tiên không đồng nghĩa với việc được miễn trừ mọi trách nhiệm. Theo đó, người lái xe ưu tiên phải vận dụng quyền của mình một cách có trách nhiệm, phải quan sát và lường trước các tình huống để không gây nguy hiểm cho người khác.

Trong khi đó, với trường hợp xe cứu thương đang không thực hiện nhiệm vụ cấp cứu. Lúc này xe cứu thương là một phương tiện giao thông cơ giới bình thường. Người điều khiển phải tuân thủ mọi quy tắc được quy định trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.

Đối với người lái xe gắn máy, người lái xe gắn máy sẽ không bị xử lý do hành vi không nhường đường cho xe ưu tiên.

Đối với xe cứu thương, người lái xe cứu có thể bị xử phạt do các hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông theo điểm b khoản 9 điều 6, vi phạm do không chấp hành tín hiệu đền giao thông mà gây ra tai nạn theo điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt từ 20-22 triệu đồng.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo