xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

32 năm Cung Văn hóa Lao động TPHCM

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê cho rằng trong thời kỳ hội nhập, người nước ngoài không muốn đến Việt Nam xem nhạc jazz, xem hip hop, mà đến để xem bản sắc văn hóa của Việt Nam thông qua những loại hình âm nhạc dân tộc

Điểm đến của những tâm hồn yêu âm nhạc dân tộc Cung Văn hóa Lao động (VHLĐ) TPHCM với hành trình 32 năm phát triển đã để lại trong lòng người dân TPHCM về phong trào nuôi dưỡng và phát huy âm nhạc dân tộc. Dấu ấn của thành quả này chính là Nhạc hội đàn tranh châu Á lần thứ nhất - 2002.

Từ CLB Tiếng hát Quê hương

Tiếng trống gõ liên hồi dồn dập hòa với tiếng lục lạc rộn ràng khiến người xem cứ ngỡ mình đang ngồi trên lưng ngựa tung vó phi nhanh về phía trước. Chỉ một lần đến dự thính lớp dạy trống và nhạc cụ dân tộc, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cảm giác đó cùng với niềm vui khi nhìn thấy những mái đầu bạc trắng ngồi xen kẽ với mái đầu xanh, đôi tay lướt trên những phím đàn tranh nhịp nhàng, thoăn thoắt, tạo nên những thanh âm réo rắt làm say đắm lòng người.

Nhắc đến Cung VHLĐ TPHCM không thể không nhắc đến CLB Tiếng hát Quê hương, một chiếc nôi nuôi dưỡng và phát huy những tài năng trẻ đam mê âm nhạc dân tộc. Từ một lớp học nhỏ ban đầu chỉ hơn 10 học viên được Trường Triệu Thị Trinh (quận 10) gầy dựng năm 1981, CLB Tiếng hát Quê hương được Cung VHLĐ TPHCM cưu mang từ năm 1984 với mục đích bảo tồn, phổ biến và phát triển ca múa nhạc dân tộc.

Đến nay CLB đã là một thương hiệu lớn với hơn 150 thành viên thuộc nhiều lứa tuổi đang tham gia công tác biểu diễn và giảng dạy. Đa số người tìm đến Cung VHLĐ TPHCM đều cho biết họ thường xuyên xem chương trình biểu diễn của CLB Tiếng hát Quê hương hoặc chí ít cũng đứng ngoài hành lang đôi ba lần để xem các tiết mục hòa điệu hết sức sinh động của các nhạc cụ: đàn tranh, đàn bầu, tỳ bà, sáo trúc, đàn nhị, trống phách... Bạn Nguyễn Khả Minh, ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết: “Bước vào lớp học dân ca, ban đầu có vẻ như lạc điệu vì ta vừa thoát khỏi đường phố nhộn nhịp bên ngoài, nhưng ngồi một lát, những giai điệu thoát ra từ nhạc cụ và lời hát như thấm dần, xua tan sự ồn ào, náo nhiệt để lòng ta cảm thấy như về với ngôi nhà quê hương. Quê tôi ở Kiên Giang, lên TPHCM học, những ngày chủ nhật tôi thường tìm đến lớp đàn bầu của Tiếng hát Quê hương, đơn giản là để... đỡ nhớ nhà. Nhưng nay thì đã cảm thấy không thể rời lớp học này”. Bạn Trần Khánh Nam, công nhân Xí nghiệp in số 7, nói: “Tôi thích học đàn nhị vì ông nội tôi lúc còn sống đã là một người yêu thích cây đàn này. Tôi muốn học theo ông nội, giữ ngón đàn quê hương như giữ gia bảo của tâm hồn mình”.

Có lẽ từ nhiều lý do khác nhau, mà các lớp học của CLB Tiếng hát Quê hương cứ đông dần lên, có lúc học viên ngồi tràn ra ngoài hành lang, có cả những học viên người nước ngoài đã chọn CLB Tiếng hát Quê hương để làm một “kênh tìm hiểu” về văn hóa Việt nhân chuyến du lịch dài ngày đến Việt Nam. Cô Recep Erdoga (người Úc) nói: “Tuổi trẻ đâu phải tất cả đều chỉ biết nhạc pop, rock, hip hop... Chúng tôi thích sự lắng đọng qua tiếng đàn bầu của các bạn đấy”.

Không chỉ đào tạo chuyên môn về nhạc khí, nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan và nghệ sĩ Hải Phượng còn là cánh chim đầu đàn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhiều hạt nhân mới, trong đó có người đã thành danh như: Lý Thu Hiền, Khánh Tường, Đức Tâm, Thái Hòa, Tố Lan, Kim Luyến, Thái Sơn, Hạnh Nguyên... Họ luôn tự hào khi nhắc đến chiếc nôi đã nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng của họ.

Festival đàn tranh châu Á - dấu ấn tuổi 32

Cung VHLĐ TPHCM tổ chức sinh nhật lần thứ 32 bằng việc chuẩn bị cho sự kiện quan trọng: đăng cai tổ chức Festival đàn tranh châu Á năm 2008. Ông Lê Hồng Triều, Giám đốc Cung VHLĐ TPHCM, cho biết: “Từ sau Nhạc hội Đàn tranh châu Á năm 2002 đến nay, công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Festival đàn tranh châu Á 2008 đã và đang được xúc tiến theo kế hoạch. Đây là liên hoan mang đẳng cấp khu vực. Các quốc gia có những nhạc cụ cùng họ với đàn tranh Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Triều Tiên... sẽ cùng hội tụ tại Cung VHLĐ TPHCM để biểu diễn và giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, đào tạo và phát triển giáo trình giảng dạy. Tôi tin đây sẽ là sự kiện văn hóa lớn đồng thời phục vụ người lao động yêu thích âm nhạc dân tộc”.

Nói về sự kiện này, nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, chủ nhiệm CLB Tiếng hát Quê hương, cho biết: “Tất cả chúng tôi đều nôn nóng vì biết đó sẽ là cơ hội để so tài, đồng thời học hỏi nhiều kinh nghiệm trong biểu diễn đàn tranh. CLB Tiếng hát Quê hương suốt 26 năm qua đã cố gắng phát huy những thế mạnh, hình thành giáo trình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm biểu diễn cho hơn 200 thành viên nhiều lứa tuổi khác nhau. Không chỉ hoạt động trong nước, CLB còn có hai chi nhánh: ở Mỹ do Hải Yến phụ trách, ở Đức do Tina Phạm đảm nhiệm. Tất cả các thành viên đều cảm thấy tự hào khi Festival đàn tranh châu Á 2008 sẽ được tổ chức tại Cung VHLĐ TPHCM, nơi CLB Tiếng hát Quê hương đang hoạt động”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo